-
Con người ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, luôn đi tìm những cảm xúc tốt từ những tiện nghi vật chất đến sự công nhận của những người chung quanh, nên chẳng còn mấy ai ý thức giữ gìn lòng thành thật. Mặc dù ai cũng biết rằng thành thật là một đức tánh tốt, và ai cũng trông mong người khác thành thật với mình, nhưng một khi bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp bất tận của cuộc sống thì người ta lại thấy lòng thành thật chính là trở ngại căn bản để đi tới sự thành công...
-
Hàng ngày ta hay nói đến buông xả, nhưng buông xả được nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sự tu tập nhận thức của từng người, là Phật tử thì ai cũng biết cuộc đời này là giả tạm, vô thường, nhưng khi một ai đó làm tổn thương ta, làm cho ta đau khổ, ta mới biết được khả năng buông xả của mình đến đâu.
-
Sẽ không thể tạo lập một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong.
-
Là người, việc trước tiên là phải hiểu rõ mình, khẳng định lấy mình. Chỉ có khẳng định chính mình, mình mới có lòng tự tin để nỗ lực tự vươn lên.
-
Sống giản đơn nhằm buông bỏ ý niệm hưởng thụ và tiêu thụ. Thế giới ngày nay tiêu thụ quá mức vì nhu cầu hưởng thụ quá mức. Ý niệm về đoạn kiến hay thường kiến nên ra sức tiêu thụ. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác đến mức cạn kiện, sức lực con người làm việc đến cùng cực, nhằm phục vụ cho sự hưởng thụ.
-
Mỗi người hiện hữu giữa cuộc đời này, đều có hoàn cảnh sống khác nhau; người thì của cải dư thừa, ăn ngon mặc đẹp, ngược lại có những kẻ nghèo khổ thiếu thốn mọi bề.
-
Có hai cách có thể sống cuộc đời mình trên thế gian này. Một là cách bình thường, chấp nhận tất cả mọi việc xảy ra cho mình như định mệnh an bài. Hai là, chúng ta nhận biết ân điển của Ngài (Bậc Đại giác), và từ đó chúng ta có thể sống một cuộc đời hạnh phúc, êm ả, bình an…
-
Trong mọi hoàn cảnh, phải tỉnh táo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Phải trả giá cho tất cả những gì ta đã làm sai – đó là điều tất yếu.
-
"Không vượt qua chính mình, con đường bạn đang đi ngày càng nhỏ hẹp, cuối cùng sẽ đi vào ngõ cụt mà chết!".
-
Đi chùa, ngoài việc lễ Phật, thăm thầy, sám hối, cầu nguyện thì nhiều người còn tranh thủ làm việc khác; việc khác ở đây chính là ngồi "tám”.
-
Không có người chân chính nào lại kính trọng một bộ trưởng nặng óc bè phái ích kỉ, một giám đốc tham ô, một giáo sư nhận hối lộ, một bác sĩ vô lương tâm, một nhà thơ đồi truỵ, một sĩ quan hách dịch…
-
"Những ai muốn đạt tới an lạc thường nên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết sử dụng ngôn ngữ từ ái, những kẻ ấy biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn và không đua đòi theo đám đông", theo Kinh Thương Yêu.
-
...Nguyên nhân chính của tính ganh ghét là lòng vị kỷ. Con người khi có tính ích kỷ và luôn nghĩ đến mình, y chỉ biết sống cho y và nhìn mọi kẻ khác như đối thủ lợi hại. Y ganh ghét sự thành công và tham muốn tài sản của họ.
-
Phật nói: "Quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, ta chỉ thực sự sống trong giây phút hiện tại". Nếu đánh mất hiện tại thì sẽ đánh mất cuộc sống! Nếu ta quá ưu tư về quá khứ, quá lo nghĩ về tương lai, để luôn đắm chìm trong sự bất an, ta sẽ không có hạnh phúc, dù là người có nhiều tiền, nhiều quyền, nhiều danh tiếng...Nếu đánh mất hiện tại thì sẽ đánh mất cuộc sống!
-
"Nếu ta thấy có một niềm vui lớn nào phát sinh nhờ sự từ bỏ một niềm vui nhỏ hơn, thì ta nên sẵn sàng buông bỏ niềm vui nhỏ ấy để được cái lớn hơn” – Tỳ Kheo Thanissaro chia sẻ lời Phật dạy.
-
“Học thấu hiểu” . Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
|
|