-
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”. Từ đó, tác động không nhỏ đến tâm sinh lý của chính họ và những người xung quanh. Tâm lý học hiện đại và tâm lý học Phật giáo là môn học nghiên cứu về tâm lý hành vi con người, ra đời vì mục đích trị liệu những vết thương tinh thần, giúp con người vượt qua những khủng hoảng cá nhân. Trong nội dung nghiên cứu này, ngoài giới thiệu tổng quan về hai môn tâm lý trên, chúng tôi còn tiến hành ...
-
Những hiện tượng tâm lý trên phát triển đến cực hạn khi được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX do sự khủng hoảng tâm lý học. Nghành phân tâm học từ đó cũng ra đời. Tìm hiểu về các nguyên nhân, hiện tượng trên trong mối tương quan so sánh với tư tưởng của đức Phật để thấy được, Ngài cũng chính là một nhà “tâm lý học” siêu việt, bởi những điều Ngài dạy và thực hành chính là bài thuốc hữu hiệu cho việc chữa lành nội tâm của con người.
-
Phật giáo quan niệm rằng mọi chúng sinh đều có Phật tính. Duy Thức học cung cấp một phương pháp luận giúp hướng dẫn con người rèn luyện để đạt đến nhận thức đúng về thế giới hiện tượng, từ đó có những phản ứng thích đáng đối với thế giới ấy hầu mang lại an lạc cho mình, cho người và cho môi trường.
-
Theo quan điểm Phật giáo, con người là hợp thể của ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức; trong đó thân thể thuộc sắc pháp; còn thọ, tưởng, hành, thức đều thuộc tâm pháp. Điều này cũng phù hợp với nhận thức khoa học hiện nay, công nhận con người gồm có thân và tâm; thân thuộc vật chất còn tâm thuộc tinh thần.
-
Phật giáo cho rằng, con người và vũ trụ vận hành theo triết lý Vô thường và Duyên sinh, thế giới hình thành rồi hoại diệt, hoại diệt rồi hình thành theo quy luật “thành, trụ, hoại, không”, chưa từng có khởi điểm ban đầu, cũng không có cột mốc sau cùng của điểm kết thúc, vô thỉ vô chung.
-
Phật giáo vốn dĩ không hề ôm ấp tham vọng cung cấp một luận thuyết khoa học. Đạo Phật cũng không có nhiệm vụ thay thế câu trả lời của các nhà khoa học cho những phép đo, những phép suy luận đúc kết thành quy luật vận hành của thế giới tự nhiên. Đức Phật và Đạo Phật chỉ có sứ mệnh quan tâm đến con người, tìm kiếm quy luật của kiếp người để đề xuất giải pháp cho những vấn đề của nhân loại, để giải thoát nhân sinh khỏi nỗi khổ niềm đau và xác định con đường đưa đến hạnh phúc, an lạc.
-
Điểm nổi bật nhất làm cho Phật giáo đặc sắc so với các tôn giáo khác là việc có nhiều kết luận hay giáo huấn tương đồng với khoa học và phương pháp luận hiện đại.
-
Những điều Freud phân tích và khám phá gần như trùng khớp với những khái niệm cơ bản nhất của Phật giáo, chỉ có điều tất cả đều được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ khác.
-
Khuynh hướng nhập thế của Phật giáo có nghĩa là Phật giáo không tách biệt khỏi thế giới, khỏi các vấn đề xã hội, mà luôn tồn tại gắn liền với lịch sử, đồng thời biết cách vận động trong bối cảnh xã hội theo từng thời kỳ. Ở nơi đó, Phật tử phải dấn thân vào các hoạt động xã hội trên nền tảng giáo lý Phật giáo. Vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc bằng cơ sở lý luận. Bài viết này sẽ phân tích vấn đề trên theo ba phương diện: nhu cầu thống nhất về khái niệm, nhu cầu từ thách thức thế tục hóa ...
-
Sáng 20-4, tại hội trường Nguyễn Văn Đạo thuộc ĐHQG Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Khởi động dự án dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông”.
-
Đức Phật nói “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.
-
Sự tiến bộ nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) đã tạo ra một sáng kiến gần đây, nhằm thuyết phục các kỹ sư, lập trình, và những người khác ưu tiên xem xét về mặt đạo đức trong công việc của họ - nhưng hầu hết chúng đều bắt nguồn từ các quốc gia giàu sang phú quý ở phương Tây.
-
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê: hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
-
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã đưa các nhà sư và nhiều người khác vào phòng thí nghiệm của họ để đo hoạt động não bộ trong quá trình thiền định. Và giờ, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã đích thân đến khu vực Everest xa xôi của Nepal để ghi lại hoạt động não bộ của các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng khi thiền định trong các tu viện của họ.
-
Vũ trụ vạn vật vốn là không có gì cả (tính không) tất cả chỉ là tưởng tượng nhưng rất rõ ràng cụ thể. Giống như cái thế giới ảo trên mạng internet, rất rõ ràng cụ thể nhưng ai cũng biết đó là ảo. Nhưng khi thế giới ảo đó được phóng hiện ra không gian và thời gian (thời –không) 4 chiều thì không ai còn biết đó là ảo nữa.
-
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.
|
|