Danh sách tin tức
  • Với nền nhân tính mới hay đạo đức sinh thái Phật giáo, con người không còn những mối bận tâm thường ngày về ngoại giới và tha thể để quay lại với bận tâm nội tại cho đến khi lậu tận an nhiên thanh tịnh, sẵn sàng tiến đến giác ngộ. Bấy giờ mối quan hệ nhân giới – phi nhân giới sẽ thay đổi triệt để. Và mấu chốt nền nhân tính mới hay đạo đức sinh thái không đâu khác mà chính là “tuệ giác”.
  • Doanh nhân sẽ học được gì từ Phật pháp và Phật pháp có cần thiết hay không khi chỉ hướng đến trí tuệ giải thoát mà xa lìa những tham vọng trần gian? Phật pháp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể mà doanh nhân cần hay không?
  • Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam và trên thế giới. Để góp phần chung tay ngăn chặn thực trạng ấy, đạo Phật cũng có những quan điểm thiết thực gắn liền với sự phát triển bền vững của môi trường. Trong đó, học thuyết Duyên khởi – một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo – cũng là giải pháp hữu hiệu tạo ra lối sống thân thiện với môi trường, tác động tích cực vào việc bảo vệ môi trường thông qua tu tập và thực hành.
  • Theo quan điểm Phật giáo, chúng ta đánh giá các cuộc tấn công khủng bố(như ngày 11 tháng 9) và phải trả đũa như thế nào? Với tư cách cá nhân hay xã hội, chúng ta làm gì để giải tỏa sự sợ hãi, lo âu và sân hận phát khởi, để phản ứng lại các cuộc khủng bố như thế? (Phần này được viết vài tháng sau vụ tấn công khủng bố năm 2001. Nhưng những gì được nói ở đây, cũng có thể áp dụng cho cuộc chiến ở Iraq, cũng như các cuộc xung đột khác).
  • Theo Đức Phật, vạn vật đều do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) và duyên khởi mà sinh ra và tồn tại bình đẳng. Từ quan niệm về mối quan hệ này mà Đức Phật khuyên con người đối xử với thiên nhiên bình đẳng như con người với con người.
  • Trên phương diện tôn giáo, Phật giáo luôn đề cao lối sống đạo đức với hệ thống giáo lý nhằm giảm thiểu ham muốn của con người. Hay nói một cách khác, giáo lý Phật giáo hướng đời sống con người có một đời sống thanh tịnh. Khi đó, hành động của con người được xem là hành vi đạo đức tôn giáo và con người sống trong môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên hài hòa.
  • Dịu dàng như cây
    14:42:00 - 09/04/2023
    Cây cho chúng ta sự sống. Với chim muông, cây là mái nhà. Với sâu bọ, cây là thức ăn. Với đất, cây là vị cứu tinh ngăn nó không bị xói mòn. Với nước, cây giúp điều hòa dòng chảy. Với con người, cây là ân nhân. Nhờ cây, chúng ta có lương thực, hoa trái, bóng mát, nhà cửa, đồ dùng, không khí trong lành và các phương tiện vật chất khác. Chúng ta không thể sống thiếu cây.
  • Đức Phật đã hiện hữu trên cuộc đời này cách đây hơn 2.600 năm. Những lời dạy của Ngài về cách sống tốt đẹp dành cho người xuất gia cũng như cho toàn thể nhân loại thật vô cùng giá trị từ xưa cũng như nay. Vì vậy, có thể nói, khi triển khai tinh ba của lời Phật dạy ở lĩnh vực nào của xã hội, phải công nhận tất cả đều nằm trong Phật pháp. Vì vậy, đối với vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu ngày nay loài người mới đặt ra, trong khi đó, Đức Phật đã quy định cách sống để bảo vệ môi trường từ ...
  • Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên, quý tiếc vật phẩm tiêu dùng hằng ngày. Những tư tưởng này của Phật giáo ngày càng được đề cao, nhất là với quan niệm bảo vệ môi trường sống trên toàn cầu hiện nay. Phật giáo khi bàn về bảo vệ môi trường thường chú trọng ba phương diện: quan niệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm bảo vệ môi trường và phương hướng thực hành thực tiễn.
  • Đức Phật đã chủ động tìm cách xây dựng cho mình và hội chúng tăng già một nếp sống hài hòa với thiên nhiên, một đạo tràng tu tập thích hợp hướng tới giác ngộ và Niết bàn.
  • Đại dịch Covid-19 xảy ra toàn cầu vừa qua phần nào minh chứng môi trường trong sạch là sự sống của nhân loại. Có thể nói, môi trường chính là điều kiện cần và đủ, quyết định sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó càng minh chứng những lời Phật dạy về vai trò của môi trường cùng cách ứng xử với môi trường được ghi nhận trong giáo lý và triết lý Phật giáo, qua các học thuyết Duyên khởi, Nhân quả nghiệp báo, Duy thức, ngay cả tư tưởng Thiền học được trình bày trong Tam tạng ...
  • Trong đời sống, có người nghĩ họ khổ nhưng không biết vì sao mình khổ, đó là do họ chưa đủ sự hiểu biết và trí tuệ. Trong hành trình rèn luyện tu dưỡng bản thân, sau quá trình lĩnh hội tuệ, ta sẽ nhận được nghiệp tốt đẹp hoặc nghiệp xấu. Đó là quá trình nhận thức của con người về cuộc sống và thực tiễn sẽ trả lời điều chúng ta làm là đúng hay sai. Điều này đã được Phật giáo chỉ dẫn từ hơn 2.000 năm qua. Ngày nay, quan điểm ...
  • Đạo Phật từ xưa đến nay luôn trên tinh thần hòa hợp, từ bước sơ khởi đến khi phát triển Phật giáo không những không tách mình khỏi thế sự mà còn dấn thân một cách tích cực vào cuộc đời, vào nếp sống con người ở từng địa phương để chuyển hóa, xây dựng cuộc sống cao đẹp, thánh thiện hơn.
  • Người con Phật luôn khắc ghi lời dạy trong kinh Pháp cú của đức Thế Tôn bởi hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. Chúng ta cũng biết tôn giáo hay chính trị mà không có đạo đức sẽ dẫn tới phá sản, gia đình thiếu đạo đức dễ đổ vỡ, tan nát. Vậy quan điểm đạo đức của người đức hạnh ấy có gì khác với quan điểm đạo đức thường nhật mà chúng ta hiểu và đạo đức phật giáo có vị trí như thế nào trong mỗi cá nhân, cộng đồng quốc gia?
  • Các tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam đều lấy con người làm trung tâm, thông qua tôn chỉ hoạt động, giáo lý để giáo huấn tín đồ mở rộng tình thương yêu, sống vị tha, bao dung, hoà hợp, đoàn kết và tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ sự cân bằng, hài hòa sinh thái và vươn tới chân – thiện – mỹ.
  • Khi chúng ta tiếp cận được thứ đạo Bụt đang được thực tập tại các trung tâm Làng Mai trên thế giới trong ba mươi bốn năm qua. Chúng ta biết đó là thứ Nhân gian phật giáo, là Đạo Phật đi vào cuộc đời, Đạo Phật hiện đại hóa, Đạo Phật dấn thân, Đạo Phật ứng dụng. Chúng có sự liên thông với nhau, tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều là một. Vì chúng xuyên suốt từ đạo Phật nguyên thủy tới đạo Phật hiện đại. Chúng ta chỉ cần biết cách áp dụng các giáo pháp tông truyền một cách khế hợp vào ...