-
Phàm là người xuất gia, phát tâm cất bước đi đến phương trời cao rộng, nghĩa là xuất gia tu hành để cầu giải thoát tự lợi và để truyền bá Chánh pháp, làm cho giống Phật được tồn tại, phát huy.
-
Hạnh phúc của ta chính là tình thương. Tình thương càng lớn, thì hạnh phúc càng nhiều. Tình thương càng đằm thắm và thẳm sâu, thì hạnh phúc của ta càng trở nên cao thượng và diệu vợi.
-
Đây là hành trình gồm bảy bước để phát khởi tâm Bồ-đề được được Đức Dalai Lama giới thiệu. Trong đó, ngài nhấn mạnh việc quán chiếu về tình mẹ như là tiền đề để phát khởi lòng từ bi và bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, từ đó làm lớn mạnh tâm Bồ-đề của hành giả tu tập theo con đường Phật giáo.
-
Tính ghen tuông và đố kỵ làm cho chúng ta trở nên đau khổ. Chúng kìm hãm sự phát triển về tinh thần và tình cảm của chúng ta. Nếu chỉ vì ghen tức mà trở nên hung dữ thì không những chúng ta tự làm hại mình mà còn làm hại người.
-
Chỉ cần có sự tỉnh thức thôi, còn việc đang làm hay đối tượng đang tiếp xúc có như thế nào cũng được (nếu điều ấy thực sự cần thiết thì sẽ tính sau). Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phậnvà cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
-
Chuyện xưa kể rằng, có một hiệp khách bôn tẩu giang hồ. Người này rất giỏi võ công, lại có tâm trừ gian diệt bạo, bênh vực kẻ yếu thế. Ngày nọ hiệp khách đi ngang qua ngôi làng, gặp lúc bọn cướp đang cướp bóc của dân lành liền ra tay trừ bạo.
-
Không chỉ lễ Vu Lan, việc hiểu bố mẹ để trao món quà, đồng thuận, ủng hộ những quyết định của họ dù đôi khi trái với mong muốn của mình là điều cần được duy trì.
-
Với nền nhân tính mới hay đạo đức sinh thái Phật giáo, con người không còn những mối bận tâm thường ngày về ngoại giới và tha thể để quay lại với bận tâm nội tại cho đến khi lậu tận an nhiên thanh tịnh, sẵn sàng tiến đến giác ngộ. Bấy giờ mối quan hệ nhân giới – phi nhân giới sẽ thay đổi triệt để. Và mấu chốt nền nhân tính mới hay đạo đức sinh thái không đâu khác mà chính là “tuệ giác”.
-
Trên tấm bia tại chùa Từ Hiếu ghi rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.
-
Doanh nhân sẽ học được gì từ Phật pháp và Phật pháp có cần thiết hay không khi chỉ hướng đến trí tuệ giải thoát mà xa lìa những tham vọng trần gian? Phật pháp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể mà doanh nhân cần hay không?
-
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam và trên thế giới. Để góp phần chung tay ngăn chặn thực trạng ấy, đạo Phật cũng có những quan điểm thiết thực gắn liền với sự phát triển bền vững của môi trường. Trong đó, học thuyết Duyên khởi – một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo – cũng là giải pháp hữu hiệu tạo ra lối sống thân thiện với môi trường, tác động tích cực vào việc bảo vệ môi trường thông qua tu tập và thực hành.
-
Có thể thấy, hạnh phúc là một phạm trù mang tính tương đối và tùy thuộc vào cái nhìn nhận của mỗi con người. Nhưng suy cho cùng, chân hạnh phúc, an lạc thực sự chỉ có thể là xuất phát từ nội tại khiến thân và tâm thanh tịnh, an ổn lâu dài.
-
An lạc trong chánh niệm, hạnh phúc mãi bên ta.
-
Hoà thượng Thích Minh Châu đã nhận định: “Giá trị bất hủ của Đạo Phật chính là ở chỗ nó đã vạch ra con đường cụ thể giúp cho mỗi người chúng ta trở thành con người hoàn thiện, con người sống hạnh phúc và tự do, con người mẫu mực về trí tuệ và tình thương rộng lớn”.
-
Để bầy khỉ hoang không bị đói, hàng ngày Đại đức Thích Tĩnh Hải, trụ trì chùa Linh Ứng, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) mang cả yến ngô để cho bầy khỉ xuống ăn.
-
Từ chỗ nhượng bộ, chịu thua thiệt mà ta có thể rèn luyện tâm tánh, dùi mài được ý chí lớn lao. Trải lòng yêu thương với mọi người xung quanh sẽ làm rộng lớn tâm lượng của mình.
|
|