Danh sách tin tức
  • Mật tông Tây Tạng khi truyền ra thế giới vốn có một thiếu sót là người truyền đạt các lý luận, không thể phối hợp một cách có hệ thống với việc truyền pháp. Để khắc phục khiếm khuyết này, một số học giả đã tận tâm truyền dịch các sách luận về Mật tông Tây Tạng.
  • Kể từ thời điểm lần đầu ra mắt công chúng cho đến nay, sau 24 năm với 3 lần ấn hành - mới nhất là tháng 11-2023, công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam của GS.Lê Mạnh Thát vẫn còn mang một sức hút rất lớn đối với học giới và công chúng quan tâm.
  • “Chuông xoay Himalaya - sự chữa lành kỳ diệu” là tác phẩm đầu tiên của tác giả Hoàng Tuyết Mai vừa được NXB Hồng Đức ấn hành.
  • Từ Frankfurt, tác giả Nguyễn Tường Bách cho biết tên sách tiếng Đức có hình tượng nhánh hoa, nụ cười là lấy ý từ giai thoại thiền "Niêm hoa vi tiếu" (cầm hoa mỉm cười).
  • Trong xã hội ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống.
  • Trong mắt nhìn của tác giả Cường Lữ, người tù không phải là biểu tượng của tội ác mà là những con người khổ đau, đã trải qua một cuộc đời đầy kinh dị.
  • Giới thiệu về cuốn sách: THE WAY TO TRÚC LÂM MEDITATION SCHOOL IN VIETNAM (Đường đến thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam) tác giả Thượng tọa tiến sĩ Thích Tâm Đức.
  • Sách Hạnh phúc chỉ nam của các tác giả Thượng Tọa Tiến Sĩ Thích Hạnh Tuệ, Lưu Hồng Hoa, Nguyễn Ngọc Tấn là một trong những bản đồ chỉ đường đi đến an vui hạnh phúc đích thực và miên viễn căn cứ trên lời dạy minh triết của đức Phật Thích Ca.
  • bộ tiểu thuyết lịch sử Từ Dụ Thái hậu của Trần Thùy Mai viết về cuộc đấu tranh quyền lực ở chốn hậu cung triều Nguyễn, nhưng đọng lại ở người đọc những giá trị nhân từ bao dung thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Với bộ tiểu thuyết hấp dẫn này, bạn đọc không chỉ được thấy rõ chân dung Thái hậu Từ Dụ nổi tiếng nhân từ trong sử sách và tâm thức cộng đồng, mà còn chứng kiến cuộc đời của Thái hậu Từ Khánh sắc sảo, thâm độc qua hư cấu sáng tạo của nhà văn. 
  • Giáo sư Trần Thạc Ðức vốn không phải là người xa lạ – và sách này là sách nhiều giá trị, cố nhiên. Cũng xin thưa thêm là sự nghiệp văn học của Ông không phải chỉ có một cuốn này.
  • Tác phẩm nhan đề Quan Âm Tế Độ, nơi bìa có ghi thêm đề phụ là: Chuyện tu hành khó khăn của Đức Phật Bà Quan Âm, gia tài văn học Phật giáo chữ Nôm do Nguyễn Văn Sâm phiên âm dịch chú giải, và Nguyễn Hiền Tâm đính chánh.
  • Giáo trình “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” sẽ trình bày khái quát những đặc điểm cơ bản của văn hóa Phật giáo nước nhà trên các lĩnh vực tiêu biểu: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng Phật giáo, văn hóa nghệ thuật Phật giáo.
  • Thật là hạnh phúc khi người Việt chúng ta sớm biết đến tinh túy của Thiền Phật giáo nguyên chất. Người Việt đã sớm nhận ra lợi ích lớn lao trong nhiều phương diện đời sống của Thiền Phật giáo, cao nhất là giúp hành giả đạt tới nhận thức như thật về thực tướng của vạn pháp, thấu suốt chân lý cuộc đời.
  • "Ân Tình" là tập hợp các bài viết trong quá trình 14 năm tu học của sư thầy Pháp Nguyện. Những trải nghiệm, khám phá và học hỏi về lời dạy, pháp môn, hành trì tu tập… được tác giả ghi chép rất cụ thể, rõ ràng và giàu cảm xúc.
  • Tóm tắt: Nhụy Nguyên là một nhà văn trẻ trong làng văn học Việt Nam thế kỉ XXI, với bút lực dồi dào, anh chạm thấu đến từng thể loại sáng tác trong văn học, như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút…, tác phẩm của anh mang nhiều hơi hướng Phật giáo. Những nội dung tư tưởng Phật giáo được Nhụy Nguyên khéo léo đưa vào tác phẩm của mình một cách cụ thể và dụng ý. Trong văn xuôi, Nhụy Nguyên rất thành công ở thể loại truyện ngắn, Trôi trên dòng thời gian trắng xóa là tập truyện ngắn được Nhụy ...
  • Tôi không cần giới thiệu dài dòng quyển sách này. Đọc “tiểu phẩm” ở trang đầu và mục “thuyết trình đặc điểm” ở phần cuối là đã quá đầy đủ để hiểu tác giả muốn nói gì, quyển sách muốn trình bày luận đề gì. Thật là to lớn mà cũng thật là khiêm tốn.