-
Thiền sư Pháp Chuyên không những uyên thâm về kinh tạng mà Ngài còn chuyên nghiêm trì giới luật. Ngài đã trước tác những tác phẩm trước tác chú giải về luật học và được tôn xưng là Trung Việt Luật tông Sơ tổ.
-
Giáo lý đạo Phật rất cao siêu, nếu chỉ dùng kiến thức hạn hẹp của phàm phu thì khó mà thấu hiểu hết được. Trong Tự Thuyết Kinh, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nước của đại dương chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, pháp và luật của ta nói ra cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát” [1]. Để chiêm nghiệm được hương vị thanh lương của sự giải thoát đó, hành giả phải không ngừng nỗ lực tu tập Giới, Định, Tuệ. Vì vậy, đức Phật mới chỉ bày phương pháp thực hành Tam Vô Lậu Học, ngõ hầu làm nền tảng để dẫn ...
-
Sách do hòa thượng An Thiền-Phúc Điền chùa Đại Giác Bồ Sơn biên soạn. Ván được khắc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ tư (Giáp Thìn, 1844). Lê Duy Phức ở thôn Quan Nhân, xã Nhân Mục Môn, huyện Thanh Trì viết chữ.
-
Năm 1987 đức vua đời thứ IV của Vương quốc Bhutan đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Finacial Times rằng, chính sách của vương quốc hướng tới Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH) hơn Tổng sản phẩm quốc dân (GDP): Chúng tôi tin tưởng có thể hướng tới mục tiêu mang lại hạnh phúc và niềm an lạc cho người dân. Dù chúng tôi có mất 5 năm hay 10 năm để tăng thu nhập và tăng trưởng thì cũng chưa chắc đảm bảo được hạnh phúc, bao gồm sự ổn định chính trị, hòa hợp xã hội cũng như văn hóa và lối sống người Bhutan.
-
Trong Phật giáo, giới luật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Tăng đoàn. Giới luật và Chánh pháp là hai tạng có thể hướng dẫn hàng hậu học tu hành giác ngộ giải thoát. Điều này được Đức Phật chỉ dạy trước khi diệt độ. Đức Thế Tôn bảo ngài A-nan-đa rằng “Pháp và Luật của Ta là Bậc Đạo sư của các Ngươi”(1). Từ đó, giới luật được xem như là thọ mạng của Phật giáo.
-
“Giới là lộ trình sống thực của chân lý, được kết tinh từ nhân cách phẩm chất đạo đức, nhằm nuôi dưỡng lớn công hạnh tự lợi, lợi tha, một yếu tố tác thành Phật quả. Giới cũng chính là cơ năng nòng cốt để xây dựng trật tự kỷ cương, một con người toàn diện trong sáng, nâng cao trí thức, phát triển trí huệ”.
-
Tất cả danh lợi, tiền của, sắc đẹp ở thế gian, chẳng những người Phật tử chúng ta không bị đắm nhiễm mà còn phải tích cực cống hiến cho xã hội. Như thế mới là bộ mặt chân thật của Phật giáo.
-
Bát quan trai giới là một phương pháp tu hành của người tại gia thọ trì 8 giới, áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ).
-
Đối với hàng xuất gia, an cư kiết hạ vô cùng cần thiết, vì đó chính là chất liệu để duy trì Phật pháp cửu trụ thế gian. Tuy nhiên, nếu việc an cư chỉ được chú trọng trên mặt hình thức, chưa đủ. Phần nội dung, thực chất tu học của từng cá nhân để gặt hái được quả vị, mới quan trọng.
-
Thứ Sáu ngày 20/6/2014 tại Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế, (LA, California), vâng lời tăng sai, Tỳ kheo ni Giới Hương, TKN Nguyên Ý và TKN Đức Huy được lên diễn đàn trường hạ để trình bày về Lịch Sử Truyền Thừa của các bậc tôn túc ni đắc pháp từ thời Phật đến nay.
-
Bài Giảng Của Hòa Thượng Thích Minh Châu
Tại Thiền Viện Vạn Hạnh, Trong Mùa Phật Đản 2537
-
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
|
|