-
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?
-
Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp đức Phật giảng nói về Lục hòa.
-
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
-
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
-
Thế đấy, trong mỗi chúng ta dù hạnh phúc đến mấy đi chăng nữa nhưng cũng có giây phút khổ đau, người ta giàu có đến đâu đi chăng nữa nhưng cũng chẳng bao giờ thấy thỏa mãn. Bạn đang đau buồn rồi sẽ tìm thấy niềm vui, thế giới này chẳng là gì cả nếu không có loài người và chẳng có gì là không thể nếu bạn còn có thể cố gắng hết mình vì chính bản thân mình. Bạn đừng nên nghĩ rằng trên trái đất này chỉ 1 mình bạn cô đơn.
-
Chúng ta học và tu theo Phật có cái vui cạn và cái vui sâu. Thứ nhất là cái vui do tùy hỷ thật dễ làm, không tốn công, chỉ xả tâm tật đố của mình là được. Thứ hai là cái vui tốn công tốn của, xả bỏ tài vật của mình và xả bỏ những cái chứa chấp trong tâm niệm mình. Thứ ba là cái vui pháp hỷ hay pháp lạc.
-
Hằng năm người Việt Nam giết đến 5 triệu con chó để ăn thịt. Thông tin đáng sợ này khiến tôi rùng mình. Tôi nhớ Ky, con chó đầu tiên của tôi.
-
Lúc nào chúng ta cũng bị đầu óc của mình điều khiển, lúc nào chúng ta cũng nghe theo nó, nó bảo làm gì thì làm liền. Do đó mà từ kiếp này sang kiếp khác chúng ta không sao đứng lên nổi, không thể trở thành chủ nhân ông của chính mình.
-
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
-
Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, thế tôn bảo Sa Kiệt La Long Vương quán sát những chúng sinh trong đại hải từ hình trạng, màu da, lớn nhỏ đều không giống nhau. Nguyên nhân gì tạo ra như vậy? Đó là đều do các thứ bất thiện của thân khẩu ý tạo nên.
-
Paramahansa Yogananda (1893-1952), tên thật Mukunda Lal Ghosh, là một du già người Ấn. Ông đã mang những lời dạy vế Thiền và Kriya Yoga giới thiệu đến hàng triệu người phương Tây qua các sách của ông.
-
Thể theo nguyên lý Duyên khởi, xã hội mỗi ngày mỗi phát triển thì nhu cầu con người càng phát sinh. Nhiều giá trị khác nhau được con người thiết lập bao gồm giá trị vật chất cũng như tinh thần. Con người phải đối diện những vấn đề nan giải của cuộc sống vốn thường xuyên thay đổi, đôi khi dẫn đến lầm tưởng và hệ lụy, nhất là không phân biệt đâu là giá trị thật, hay phi thực. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nhận ra đâu là giá trị thực của cuộc sống để hướng đến một đời sống thật sự hạnh phúc và an ...
-
Dù đang sống trong vòng quay khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, dù ngay tại trung tâm kinh tế của cả nước nhưng những ngày đầu năm, đến các đền, chùa, phủ vẫn thấy rõ cái không khí “tháng giêng là tháng ăn chơi” của người Việt Nam.
-
Cách thức ta phản ứng đã thành một tập khí, một thói quen. Bây giờ ta tập như thế nào để có được những thói quen mới, những phương pháp đối phó khác, thì mới có thể thoát khỏi tình trạng cũ. Ta tự dặn mình, trong quá khứ ta đã từng có phản ứng gây ra đổ vỡ. Từ bây giờ ta quyết tâm không làm như vậy nữa. Mỗi khi có hoàn cảnh bất như ý xảy ra thì ta không phản ứng liền, ta không để cơn giận làm chủ lấy ta để ta có thể nhìn cho kỹ và nhờ đó ta có thể có một lề lối phản ứng khác.
-
Ngày xưa, nhà hiền triết có một không hai phương Đông – Khổng Tử đã nói một câu chí lý. Vị nhân nan, làm người thì khó !
-
Đời sống thế gian là đời sống hưởng thụ ngũ dục lạc (cũng gọi ngũ dục trưởng dưỡng, gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ), tùy nhân duyên phước báo mà mỗi cá nhân có điều kiện hưởng thụ ngũ dục nghèo nàn hay sung mãn, con người xem hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu của đời sống và là điều kiện mang lại hạnh phúc.
|
|