Jon Kabat –Zinn, chuyên gia xây dựng hệ thống giảm stress nói, “ Chánh niệm, trái tim thiền tập Phật giáo, cốt lõi của nó là sống một cuộc sống như nó thực là. Chánh niệm chẳng phải của Phật giáo. Nó đưa con người đến bến bờ của sự tự tại.”
Vì hiểu lầm “định năng sinh tuệ” là phải có định trước mới có tuệ sau, nên một vài phái thiền mới chủ trương phải hành thiền định trước rồi sau đó mới chuyển qua thiền tuệ. Thực ra, định luôn kết hợp với tuệ, không thể tách rời nhau trong sự giác ngộ. Giống như một tấm gương phải có hai điều kiện là tình trạng yên tĩnh và trong sáng. Thiếu một trong hai yếu tố đó, bạn không thể soi mặt được.
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy?
Thay vì khuyến khích phật tử duy trì những hủ tục mê tín bá láp ‘như đốt vàng mã để được an tâm’ của một vị lãnh đạo GHPGVN cao cấp vừa phát biểu gần đây, Ban Hoằng Pháp Trung ương của Giáo hội PGVN nên cổ động cho một phong trào thực tập Thiền Chính Niệm, đã được hỗ trợ qua những bằng chứng khoa học.