Vừa qua, ngày 16-5, lễ đặt đá xây dựng một trung tâm văn hóa và di sản Phật giáo tại khuôn viên tu viện Lumbini (Lumbini Monastic Zone) đã được tổ chức.
Trong thời gian xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, những người tị nạn gốc Nepal đã tìm thấy địa điểm an toàn tại Trung tâm Phật giáo Benchen Karma Kamtsang (BKKC), thuộc vùng nông thôn Grabnik, Ba Lan, cách Warsaw khoảng 40km về phía Tây nam dưới sự giúp đỡ của một vị Lạt-ma Phật giáo và cộng đồng Phật tử tại đây.
Mới đây, Hội Từ Tế, tổ chức nhân đạo và từ thiện Phật giáo có trụ sở tại Đài Loan đã quyên góp 10 triệu đô-la Mỹ để hỗ trợ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) nhằm giúp đỡ những người tị nạn với số lượng ngày càng gia tăng do cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
Năm nay, các Phật tử Indonesia tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật hay còn gọi là Đại lễ Vesak vào ngày 14 và 15-5 tại ngôi đền Borobudur, một địa điểm mang tính biểu tượng của Phật giáo Indonesia.
Vào ngày 8-5 vừa qua, lễ hội ánh sáng Yeondeunghoe (연등회) đã trở lại chiếu sáng khắp trung tâm Seoul sau hai năm liên tiếp bị hủy bỏ vì đại dịch Covid-19.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington dự báo rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, nhưng ngoại trừ Phật giáo, đây là một điểm đáng lưu tâm.
Khoa Pali và Phật học tại Đại học Savitribai Phule Pune (SPPU) ở Pune (Ấn Độ), mới đây đã xuất bản một bộ từ điển về các thuật ngữ Phật học. Đây là một bộ từ điển đa ngôn ngữ và lấy cổ ngữ Pali làm cơ sở.
Nhân ngày Trái đất năm 2022, chúng ta nên nhớ rằng mọi người đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc. Không chỉ con người, mà ngay cả động vật, chim muông và côn trùng cũng như vậy.
Dưới sự chủ trì của sư Ugandawe Buddharakkitha, Trung tâm Phật giáo Uganda vừa qua đã chính thức khánh thành trường tiểu học Phật giáo đầu tiên tại quốc gia này.
Bảo tàng Rubin ở thành phố New York vừa qua đã khai mạc triển lãm với chủ đề “Những kinh nghiệm chữa lành: Các câu chuyện từ những người Mỹ gốc Himalaya”.
Bộ Giáo dục Liên bang Pakistan vừa qua đã cho biết, cùng với đạo Zoroast (Hỏa giáo), Phật giáo sẽ được thêm vào chương trình giảng dạy trong lĩnh vực nghiên cứu tôn giáo của quốc gia này.
Albert Ramos, tác giả của cuốn sách, đã có cơ hội tiếp xúc và thực hành Phật pháp khi đang ở trong tù, anh thực hành thiền, viết nhật ký và ghi lại những điều mà bản thân biết ơn mỗi ngày.