Bạn có thể áp dụng một số phương pháp dạy tập thở để thấy đời đáng sống và vui. Bài tập đầu tiên rất đơn giản. Khi thở vào, bạn tự nhủ:" Tôi biết là tôi đang thở vào. Khi thở ra, bạn tự nhủ:" tôi biết tôi đang thở ra, chỉ có thế.Thở vào hay thở ra, bạn đều ý thức rõ ràng. Đôi khi bạn không cần phải nói trọn câu. Chỉ cần nói "vào"- "ra". Phương pháp này giúp bạn định tâm vào hơi thở.
1) Giới thiệu: Đây là một phương cách cải thiện bộ não và sức khoẻ thân tâm, thăng hoa trí tuệ - tâm linh chung của tất cả, thuận hợp đạo lí của vũ trụ. Dù có theo tôn giáo hay không, dù thuộc tôn giáo nào, nếu thực hành là có lợi ích lớn. (Được rút ra từ kho báu văn hoá minh triết).2) Cách ngồi: Ngồi trên một cái ghế; mặt ghế khoảng tầm thấp hơn đầu gối hoặc ngang đầu gối. Ngồi thẳng lưng, nhưng không ưỡn ngực. Hai bàn tay úp trên hai đầu gối. Hoặc ngồi sao cho thoải mái bình thường là được.3) ...
Tại sao ta đi tìm an vui bằng hành thiền mà cứ giáp mặt hoài với sự đau, sự khổ ? Đó là vì xưa nay ta đã lầm lạc chấp thân này là tôi, là ta nên chăm chút nuông chiều nó, luôn sợ đau đớn, sợ thay đổi, sợ vô thường, không dám buông bỏ nó.
Đức Phật là nơi nương tựa của mọi Phật tử chúng ta. Ngài là người tự mình chứng nghiệm Giáo Pháp cao thượng bao gồm Giới, Định, Huệ và giải thoát. Sau khi khám phá ra chân lý, chứng nghiệm Niết Bàn, Đức Phật đem những điều mình thực chứng ra giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm cho những ai muốn tìm đường giải thoát như Ngài. Người nào tinh tấn thực hành giáo pháp của Ngài sẽ thoát khỏi khổ đau.
Thiền sinh: Tuần trước con nhận thấy thân tâm mình có nhiều sức mạnh hơn vào buổi sáng. Đến chiều sức lực cả thân tâm đều giảm. Con vẫn không hiểu được tại sao lại thế. Có phải đó chỉ là do tinh thần hay vì chỉ ăn buổi sáng còn buổi chiều không ăn nên ít sức hơn và năng lượng của tâm cũng đi xuống?