-
Qua sự trình bày về pháp sám hối giữa hai hệ thống kinh điển của Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa hay nói đúng hơn giữa Phật giáo Thượng Tọa bộ và Đại Chúng Bộ, chúng ta nhận thức rõ rằng, cho dù chúng ta tu tập pháp sám hối theo truyền thống Phật giáo Đại thừa hay Tiểu thừa đều có ý nghĩa, giúp cho cuộc sống càng ngày càng thăng hoa tiến bộ hơn, nó là yếu tố cơ bản xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc, miễn là chúng ta thực hành đúng theo phương pháp sám hối đã được đức Phật chỉ dạy.
-
Việc đạt đến một cuộc sống ngày càng an vui hạnh phúc hơn là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng luôn mong muốn. Tuy nhiên, đó không phải là món quà tự nhiên để bất cứ ai cũng có thể nhận được. Đó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực đúng hướng và có phương pháp đúng đắn. Trong suốt cuộc đời mình, tất cả chúng ta luôn không ngừng nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc, nhưng khi không chọn đúng phương pháp thì chúng ta không thể nào đạt được kết quả như mong muốn.
-
Bài nầy được viết một phần dựa theo kết quả cuộc nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội học (sociolinguistics) kéo dài 7 năm, kết hợp với chút ít kiến thức Phật giáo vay mượn và học hỏi được từ nhiều người. Mục đích của bài viết nầy là nhằm chuyển dịch một số nét căn bản lý thuyết ngôn ngữ học áp dụng trong đời sống thực tế hàng ngày, với trọng tâm được nhấn mạnh về vai trò của ngôn ngữ hay cách dùng ngôn ngữ trong tương quan giao tiếp giữa người nầy với người khác. Tuỳ theo mỗi tình huống áp dụng khác ...
-
Tôi nhớ rõ lời Đức Phật dạy: “Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả; là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được!” (PC.228 - Phẩm Kodhavaggo).
-
Theo cách hiểu thông thường của đa số chúng ta, nhẫn nhục có nghĩa là nhịn nhục, chịu đựng. Tiêu biểu nhất là tinh thần nhẫn nhục này khi đi vào dân gian đã được người xưa thể hiện qua câu tục ngữ: “Một câu nhịn, chín câu lành.” Trong mọi sự mâu thuẫn, xích mích với người khác, biết nhịn nhục là điều tốt nhất, vì nó sẽ mang đến mọi sự an ổn thay vì là hiềm khích, tranh chấp.
-
Khi chúng ta nghe kể một câu chuyện, xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách, chúng ta thường có khuynh hướng nghiêng về phía những kẻ yếu kém, thua thiệt hơn. Các tác giả thường khai thác khuynh hướng này để tạo sự lôi cuốn cho cốt truyện của mình bằng cách để cho nhân vật chính, những người tốt... luôn phải rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, thua thiệt... cho đến cuối câu chuyện mới bất ngờ thay đổi nắm được ưu thế.
-
Tất cả chúng ta ai cũng có một khả năng thương yêu. Nó có sẵn trong mỗi người chúng ta. Nhưng đôi khi vì những che lấp của một cái thấy sai lầm, của thành kiến, của văn hóa, xả hội mà khả năng thương yêu ấy lại bị giới hạn đi rất nhiều. Chúng ta chỉ thương yêu những gì hợp và gần gũi với mình, những gì mang lại cho mình niềm vui, hạnh phúc. Còn đối với những cái khác, ta trở nên dững dưng hoặc loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của mình.
-
Lắng nghe như một nhịp cầu cảm thông, giúp cho ta định tĩnh, sáng suốt, nên phát sinh trí tuệ mà mở rộng lòng từ san sẻ nỗi khổ, niềm đau, để mỗi người chúng ta cùng nhau vươn lên, vượt qua nghịch cảnh cuộc đời.
-
Nhưng tại sao, trong cuộc sống, nhiều người cứ luôn tự tìm cách che giấu mình? Nhiều người khác lại cảm thấy ngại ngùng, không dám bày tỏ những cảm xúc thật của mình. Họ không dám sống thật, không dám thể hiện bản thân trước mặt người khác bằng những gì như mình vốn có?
-
Để có thể giản dị trong cung cách ứng xử với người khác, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải dám sống thật với chính mình!
-
Người chê ta mà chê phải chính là thầy ta, người chê ta mà chê sai là vì ganh ghét, tật đố vì thấy ta hơn họ. Người khen ta mà khen phải là bạn ta, nhưng kẻ khen theo kiểu vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta...
-
Người một nhà bao dung càng lớn thì hạnh phúc càng nhiều; giữa vợ chồng bao dung càng lớn thì tình cảm càng thắm thiết; giữa hàng xóm với nhau, bao dung càng lớn thì càng dễ sống; giữa bạn bè bao dung càng lớn thì tình hữu nghị càng bền vững; giữa đồng nghiệp với nhau, bao dung càng lớn thì sự nghiệp càng thuận lợi…
-
Ngày nay, hơn bao giờ hết, nhiều người trong chúng ta sống với một nhịp sống mà chỉ có thể miêu tả là như điên. Thêm vào với những nhu cầu khủng khiếp trong việc xoay sở, kiếm sống và nuôi nấng gia đình, thực hiện các trách nhiệm hàng ngày, nhiều người trong chúng ta còn cố gắng tham gia vào các hoạt động xã hội, luyện thể lực, hoạt động từ thiện hay tự nguyện, hoặc các hoạt động giải trí nữa. Chúng ta luôn phải cố gắng một cách ghê gớm để có thể giữ mình trong tình trạng hoàn hảo, để luôn là ...
-
Phải thừa nhận là, lần đầu tiên khi nghĩ đến giải pháp này cách đây mấy năm, tôi đã đánh giá nó như là có phần nào nông cạn. Tôi nghĩ, xét cho cùng thì nếu tôi đã là một người tốt bụng, việc quái gì tôi phải bố trí thời gian dành cho những việc làm tốt kia chứ?
-
Này em hãy nhớ lấy điều này, khi chúng ta ghét bỏ một ai đó chính là em đang làm nghẹt thở và bóp nát trái tim mình, làm cho em cảm thấy chán nản và vô cùng tuyệt vọng! Vậy tại sao em cứ phải ghét bỏ một ai đó, làm chi vậy?
-
Chấp nhận sự thay đổi luôn luôn là một điều quan trọng, nhưng không ở đâu điều này quan trọng hơn trong gia đình. Sự thật là, mọi thứ đều ở trong một trạng thái liên tục thay đổi – cơ thể chúng ta, cấu trúc vật lý của căn nhà chúng ta, và các con của chúng ta cũng lớn lên thông qua một quá trình thay đổi liên tục. Vẻ ngoài của chúng ta ở năm hai mươi tuổi khác với những năm bốn mươi, sáu mươi và tám mươi. Cũng tương tự như vậy, khi các con chúng ta lớn lên hơn, chúng liên tục trải qua những ...
|
|