-
Người có khả năng, Hòa thượng nâng đỡ theo khả năng, người khả năng kém Hòa thượng nâng đỡ theo khả năng kém, không để cho ai trở thành người vô dụng. Đó là một công đức lớn lao, một chí nguyện lớn lao, một bức gương sáng để hàng Tăng Ni Phật tử chúng ta soi sáng noi theo muôn đời không hết.
-
Trong không gian tĩnh lắng và rừng cây sālā trầm mặc chỉ còn nghe vọng pháp âm của nhị vị tôn giả như những hồi chuông tỉnh thức cho kẻ ở lại thấy rõ định luật như thực của lẽ sống chết, tụ tan, sinh diệtcủa hữu vi pháp. Ngàn xưa cũng vậy và ngàn sau cũng vậy. Và đấng Siêu Việt ra đi, đã khéo xuất ly, như làn khói ngang trời mất tích giữa không gian vô tận; như cánh gió qua rừng cây, tan vào non xanh, không hề lưu dấu. Vô hành, vô trú, vô vi, vô tạo tác chính là chỗ về, là nơi an nghỉ tuyệt ...
-
Trong số những đệ tử ưu tú của Đức Phật, Tôn giả Ānanda là người có những đức tính cao thượng và ngài đã để lại nhiều cống hiến lớn lao cho việc truyền thừa đạo pháp đến với nhân loại.
-
Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã du hóa khắp lưu vực sông Hằng. Không phân biệt giới tính, giai cấp trong xã hội, hễ ai có duyên Ngài đều hóa độ.
-
Mỗi dân tộc, tôn giáo trong từng giai đoạn lịch sử đều có những bậc vĩ nhân. Có thể tiêu chí về bậc vĩ nhân giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo không đồng nhất, nhưng điểm chung của các bậc vĩ nhân là tạo nên những đóng góp to lớn về nhiều mặt cho cộng đồng đó nói riêng và cả nhân loại nói chung.
-
Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021) là bậc tùng lâm thạch trụ với sở học sâu dày, đặc biệt là về kinh điển Hán tạng. Sinh thời, ngài đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp biên soạn, dịch thuật và trước tác các tác phẩm Phật học.
-
Theo những nhận xét trình bày trên đây thì hoàng đế A-dục vừa là một Phật tử thuần thành vừa là một nhà lãnh đạo sáng suốt. Ông luôn luôn ước mong Đạo pháp sẽ trường tồn mãi mãi trong dòng họ của ông. Ông bày tỏ trong một số chỉ dụ lòng ước vọng của mình được nhìn thấy Đạo pháp truyền sang đời con, đời cháu, đời chắt và mãi mãi như mặt trời và mặt trăng. Ước vọng đó được ghi khắc lên mặt đá và đã giúp cho chúng ta hơn hai ngàn năm sau vẫn nhìn thấy được tấm lòng thiết tha của ông đối với Phật ...
-
Xuất thân trong các cuộc vận động của Phật giáo (1963-1966), thời đi theo kháng chiến (1966-1975), tôi có nhiều dịp chuyển thư từ, hình ảnh của Hoà thượng Thích Đôn Hậu và bà con Phật tử tập kết ngoài miền Bắc vào cho các chùa và đồng bào theo Đạo Phật ở Huế.
-
Hòa thượng pháp danh Thích Tâm Tịnh, pháp tự Mẫn Kính, pháp hiệu Vô Nhiễm Ái Liên Khánh Hỷ Từ Tế Bồ tát. Ngài sinh năm 1872 (Nhâm Thân), sinh ra trong gia đình kính tín Tam bảo thuộc dòng họ Mai, ở xã Phương Đê (nay là xã Hải Minh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
Đức Từ Cung hay Đoan Huy Hoàng thái hậu không chỉ quan tâm chăm lo hương khói, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, mà còn là một tín đồ thuần thành của Phật giáo. Trên cương vị Hoàng Thái hậu triều Nguyễn, bà Từ Cung đã có nhiều đóng góp trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm 30 của thế kỷ XX. Bà cũng là người đã bỏ tiền của riêng của mình để trùng tu sửa sang nhiều ngôi chùa lớn, cúng dường và lưu trữ kinh điển quý của nhà Phật. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp ...
-
Hiệp tá Đại học sĩ Ưng Bàng là một vị quan đại thần của triều Nguyễn, và cũng là một trí thức uyên thâm Phật học. Chính những hành động đầy nhiệt huyết của cụ Ưng Bàng trong việc tham gia An Nam Phật học Hội, tiến hành xây dựng, trùng tu nhiều chùa chiền ở Cố đô Huế, góp phần quan trọng gìn giữ hồn xưa xứ Huế, đã tạo nguồn động lực và sức mạnh tinh thần cho các vị cư sĩ hiện nay và mai sau tiếp bước dấn thân vào con đường giữ gìn và hoằng dương chánh pháp.
-
Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sinh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú Mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý nhiều đời làm quan. Thân sinh là Binh bộ Thượng thư Lê Đỉnh dưới triều Tự Đức.
-
Trong lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo miền Tây Nam bộ nói riêng, Hòa thượng Thích Chí Thiền là một danh Tăng tiêu biểu nửa đầu thế kỷ XX. Cuộc đời ông gắn liền với những thăng trầm của đất nước và sự thịnh suy Phật giáo lúc bấy giờ. Một trong những điểm nổi bật mà Hòa thượng Thích Chí Thiền để lại cho thế hệ Tăng Ni về sau, đó là tinh thần nhập thế phụng sự đạo pháp và dân tộc. Bài viết tập trung phân tích làm rõ về cuộc đời, sự nghiệp của ông; tinh thần nhập thế, ...
-
Bài viết này góp phần phác thảo rõ nét hơn về cuộc đời, đạo nghiệp, phẩm hạnh của Tôn giả Rāhula, thông qua nguồn tư liệu thu thập từ các thư tịch Phật giáo đáng tin cậy có liên quan đến ngài.
-
Thiền sư Tông Diễn, hiệu Chân Dung (1640-1711) là vị thiền sư Việt Nam, đời pháp thứ 37 tông Tào Động, quê quán ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ngài sống dưới triều Lê Trung hưng, được phong hiệu Đại Tuệ Quốc Sư khi trở thành bậc tôn sư của triều đình đương thời. Ngài là pháp tử của Thiền sư Thông Giác – Thủy Nguyệt, được tôn xưng là Tổ sư đời thứ 2 của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam.
-
Đạo Phật ra đời không ngoài mục đích ban cho chúng sanh niềm an lạc và hạnh phúc. Nhưng để tồn tại, chúng đệ tử cần biết giữ gìn và thực hiện theo lời dạy của Ngài. Trong số đệ tử của Đức Phật thời bấy giờ có một vị Ưu-bà-tắc được mệnh danh là Đại thí chủ và rất tín tâm. Đặc biệt ở đây, dù là cư sĩ nhưng vị ấy đã bước vào dòng Thánh Tu Đà Hoàn (Sotāpanno) ngay lần đầu gặp Phật, đó chính là Sudattā còn được gọi là Cấp Cô Độc, một thương gia trẻ rất giàu có ở thủ đô Sāvatthi xứ Kosala. Với tâm ...
|
|