Những người thân cận của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Dalai Lama hôm 6-7 đã tổ chức khánh tuế lần thứ 83 của mình tại Ladakh với cộng đồng Tây Tạng và những tín đồ Phật giáo ở đó.
Tại vùng đất Columbia River George (Hoa Kỳ), mỗi khi chư Tăng phát nguyện nhập thất để giữ gìn truyền thống tu tập của Phật giáo, đã luôn nhận được sự giúp sức của cộng đồng cư dân thị trấn White Salmon, tiểu bang Washington.
Là một trong 4 tôn giáo lớn của thế giới, Phật giáo với lịch sử hơn 25 thế kỷ, ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ luôn tỏa chiếu ảnh hưởng lan rộng khắp châu Á. Ảnh hưởng rất lớn ở vương quốc Thái Lan, thường được tôn xưng là “Vương quốc Phật giáo” hay “Đất nước chùa tháp”.
Tông phái Phật giáo lớn nhất của Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng một khu phức hợp quy mô lớn ở một thành phố phía nam, để cung cấp các khóa thực tập thiền cho những Phật tử cũng như người không theo đạo Phật, một ủy ban phụ trách dự án hôm thứ Tư (4-7) cho biết.
Sau khi thông qua Đạo luật Di trú và Quốc tịch (INA) năm 1965, một nhóm người châu Á đã nhập cư tới Hoa Kì. Với Đạo luật năm 1965, Hoa Kỳ lần đầu tiên tự cam kết chấp nhận vấn đề di trú với tất cả những người có quốc tịch khác.
Bern, thủ đô cổ của đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp, đầu tháng 6 này đã trở thành địa danh đầu tiên trên toàn quốc xây dựng một nghĩa trang dành riêng cho người Phật tử.
Nội các Đảng Aam Admi (AAP) đã phát động “Chương trình giảng dạy hạnh phúc” đầy tham vọng của mình cho các học sinh đang theo học tại các trường công lập của thành phố vào thứ Hai (2-7).
Bộ Khảo sát Địa chất Ấn Độ (ASI) ra thông báo về việc bảo tồn khu di tích trường Phật học Vikramshila ở quận Bhagalpur thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Vikramshila từng là ngôi trường Phật giáo nổi tiếng, tương đương với học viện Phật giáo Nalanda, cũng tọa lạc tại Bihar, đây là nơi có ý nghĩa lịch sử to lớn với số lượng du khách tăng hàng năm.
Một nhóm học giả đến từ Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn tất việc khôi phục 5.500 quyển trong Tam tạng kinh điển, có niên đại từ thời Tống (960 - 1279). Công việc bắt đầu từ năm 2012.
Trưa ngày 30-6-18, tại Thủ đô Delhi, TT Nhật Từ chủ tọa diễn đàn so sánh các bản sớ giải luật Phật giáo tại hội thảo “Đối thoại về hai trường phái Luật của Thượng tọa bộ (Theravāda vinaya) và Căn bản nhất thiết hữu bộ” (Mūlasarvāstivāda vinaya).
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa có chuyến công du 3 ngày chính thức khá thành công và tạo ra những kết quả hợp tác ấn tượng với Singapore tuần vừa qua. Trong ngày cuối cùng của chuyến công du, ông Modi đã dành thời gian đến viếng các cơ sở tôn giáo, văn hóa và chùa Phật Nha (Buddha Tooth Relic Temple), đây là điểm đến để lại nhiều kỷ niệm đẹp.
Trên cơ sở bộ luật mới được ban hành vào đầu tháng này, các tự viện trên khắp Nhật Bản có thể tham gia vào chương trình thực tập sống ở chùa, cung ứng phòng ở và các sinh hoạt tự viện đến du khách có nhu cầu. Qua đó, mở ra cơ hội để đưa Phật giáo đến gần với dân chúng và góp phần giải quyết bài toán phát triển du lịch nơi đất nước Mặt trời mọc.
Giáo sư Tiến sĩ Jacqueline Stone là giảng viên Đại học Princeton chuyên ngành tôn giáo – Phật giáo và các tôn giáo Nhật Bản – từ thập niên 1990 của cuối thế kỷ 20.
Vào thứ Tư vừa qua, Hàn Quốc công bố thành quả sau 20 năm khôi phục ngôi chùa bằng đá lâu đời nhất của nước này là Mireuksaji Seoktap có niên đại từ thế kỷ thứ 7.
Ngôi già lam tự viện Phật giáo đầu tiên tại Vương quốc Bahrain được kiến tạo vào năm 2008 tại thành phố Riffa bởi Cộng đồng Phật giáo Sri Lanka dưới sự quản lý của cư sĩ Sumith Gunasekara.
Hiệp hội Quốc tế về Phạn ngữ học (IASS) đang tổ chức Hội nghị Phạn ngữ thế giới lần thứ 17 (WSC) tại Đại học British Columbia (UBC), thành phố Vancouver, thuộc tỉnh British, Canda từ ngày 09 - 13/07/2018. Sự kiện được tổ chức bởi Cục Nghiên cứu Châu Á tại Đại học UBC. Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức tại Canada.