Chi tiết tin tức

ĐĐL Lạt Ma: Muốn chống tham nhũng cần tập trung cải tạo nội tâm

19:40:00 - 10/09/2018
(PGNĐ) -  Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại với một nhóm phật tử Đông Nam Á tại Tsugkhang, ngôi nhà chính gần trú xứ của ngài tại Dharamshala, Ấn Độ vào sáng ngày 07/09/2018, rằng ngài hoan nghênh chiến dịch chống tham nhũng do ngài Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình dẫn đầu, nói rằng lãnh đạo là “giải quyết tham nhũng với sự táo bạo”.
Ảnh: Tenzin Jigme/DIIR

Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng: “Cách tốt nhất để giải quyết tệ nạn tham nhũng là tập trung vào việc chuyển hóa cảm xúc của con người, đề cao tính minh bạch trong công việc, tính trung thực và kỷ luật tự giác đối với cá nhân. Việc giải quyết vấn đề tham nhũng từ bên ngoài rất khó khăn”.

 

Ngài chia sẻ rằng: “Trong lịch sử, Trung Quốc là một quốc gia Phật giáo và là tín đồ truyền thống của Đại học Phật giáo Nalanda. Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (602-664), vị cao tăng Trung Quốc, là một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch Tam Tạng kinh từ Phạn ngữ sang tiếng Hán, người sáng lập Pháp tướng tông (một dạng của Duy Thức tông), Phật giáo Trung Quốc. Ngài đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ 7 và mang ánh sáng từ bi trí tuệ Phật pháp theo truyền Đại học Phật giáo Nalanda sang Trung Quốc. Trong tâm trí của người dân Trung Quốc, Phật giáo là một cái gì đó rất gần gũi với họ.

 

Ngài nói: “Theo một cuộc khảo sát của Đại học Bắc Kinh vài năm trước, số lượng người dân theo đạo Phật tại Trung Quốc là khoảng 300 triệu người và con số đang tăng nhanh”. (Con số thực của số lượng phật tử có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50%-80%).

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị rằng, những tư tưởng Phật giáo cổ đại, nếu được hồi sinh dưới hình thức giá trị học thuật, có thể phục vụ toàn bộ nhân loại và mang lại hòa bình. Ngài chỉ ra rằng Trung Quốc và Ấn Độ có cơ hội lãnh đạo trong sáng kiến này:

 

Chúng ta phải làm sống lại sự kết hợp giữa kiến thức Ấn Độ cổ đại, mang lại sự bình an và trí tuệ bên trong với nền giáo dục hiện đại, mang đến cho chúng ta sự thoải mái và phát triển vật chất. Nếu chúng ta thành công ở Ấn Độ, Trung Quốc thì một tỷ người khác trên thế giới chắc chắn sẽ chú ý, như Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á còn lại. 

 

“Hiện nay nhiều trường học và nhà giáo dục Ấn Độ đang chú ý về vấn đề này. Gần đây tôi đã có một cuộc họp với 150 Phó Hiệu trưởng và các tổ chức và học giả Ấn Độ hoàn toàn nhận ra tầm nhìn quan trọng của sự phục hưng truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma chú ý rằng, sự phục hưng của tư tưởng và triết học Phật giáo không được hiểu là sự phục hưng của tôn giáo Phật giáo.

 

Vân Tuyền (Nguồn: Central Tibetan Administration)

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin