Tọa lạc trung tâm của nước Cộng hòa Buryatia là một thánh địa Phật giáo với cảnh quan vô cùng ngoạn mục. Đây được xem là biểu tượng của lòng tin vững chãi đối với Phật giáo, mối liên kết chặt chẽ giữa thầy và trò.
Làm thế nào mà Bhutan, một trong những nước nghèo nhất châu Á lại có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 vượt cả Mỹ và Anh với 93% người trưởng thành đủ điều kiện đã nhận được mũi tiêm đầu tiên?
Vào cuối tháng này, chùa Haeinsa (Hàn Quốc) sẽ mở cửa cho công chúng, Phật tử vào tham quan, chiêm ngưỡng kho mộc bản Đại Tạng Kinh với hơn 80000 mộc bản.
Ở Mỹ, các truyền thống Phật giáo khác nhau tồn tại trong cùng một quốc gia, thậm chí là cùng một thành phố. Đây thực sự là cơ hội rất quý giá cho Phật tử từ các truyền thống có thể giao lưu và học hỏi lẫn nhau.
Hai người Tây Tạng đã du hành bằng mô-tô trên khắp đất nước Ấn Độ để kêu gọi sự ủng hộ bản kiến nghị lên Thủ tướng Narendra Modi về việc đề cử Đức Dalai Lama cho giải thưởng Bharat Ratna, danh hiệu dân sự cao nhất của Cộng hòa Ấn Độ.
Đại lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa, Pháp chủ hệ phái Amarapura Nikaya tại Sri Lanka và Trưởng dòng truyền thừa Dharmapalaramaya viên tịch vào ngày 22-3-2021 tại thủ đô Colombo, Sri Lanka. Trụ thế 88 năm, cuộc đời ngài dành trọn để cống hiến cho Phật giáo và hòa bình thế giới.
Cuộc đối thoại diễn ra nơi dinh thự của Đức Dalai Lama tại Dharamsala (Ấn Độ), xoay quanh chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại biến động” và được phát trực tiếp bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Đại lão Hòa Thượng Tịnh Lương, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Phật giáo Đài Loan, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội chùa Đài Loan, dòng Lâm Tế đời thứ 42, đời thứ 48 tông Tào Động viên tịch hôm 2-4, thọ thế 92 tuổi, hạ lạp 75 năm.
Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (World Buddhist Supreme World Buddhist Supreme Conference) kỳ VI tổ chức tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 2014 đã thống nhất chọn ngày 8/4 dương lịch hằng năm làm Ngày kỷ niệm Phật giáo Quốc tế, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, tịnh lạc đầy ắp tình người như Đức Phật đã dạy.