-
Sau thời kỳ chấn hưng thập niên 30 - 40 báo chí Phật giáo có tờ tồn tại có tờ đóng cửa với nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là tài chính hoặc bị chính quyền rút giấy phép phải đình bản như Tạp chí Tiến Hóa của Kiêm Tế Phật học (Rạch giá) ra được 2 số và Tạp chí Pháp Âm của Hội Cư sĩ Tịnh độ đình bản sau một năm.
-
Cho nên, nếu chúng ta chỉ cần tu học cho cuộc sống được an lạc, thì có vô số pháp môn có thể làm cho chúng ta thỏa mãn, thậm chí ngoại đạo cũng có cách tu an lạc bằng cách tin vào sự che chở của các đấng linh thiêng của họ. Hoặc như người đời cũng có những cách cụ thể để tạo an lạc bằng cách đi du lịch, đi chơi thể thao hay nghe nhạc, v.v...
-
“Hãy gọi đúng tên tôi”(1)
-
Có lẽ, chưa bao giờ chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin, kết nối với “thế giới mênh mông” như hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, wifi miễn phí hay 3G (mà những thứ này thì quá rẻ), mỗi người có thể tiếp xúc nhanh chóng, hàng giờ, hàng phút các thông tin, hình ảnh trên các trang báo chuyên nghiệp đến những trang “trời ơi”, chuyên đăng tin giật gân, câu view, câu like và cả mạng xã hội cập nhật từng giây...
-
Dù là cá nhân, tổ chức hay quốc gia, mọi khủng hoảng đều xuất phát từ vô số cái nhân không đúng đắn. Có hai việc mà người đời thường nhìn nhận thiếu chính xác về việc này. Một là người ta cho rằng khủng hoảng đến từ bên ngoài, “từ trên trời rơi xuống”, hai là chỉ thấy hậu quả, rồi ra sức đi dẹp hậu quả.
-
Kể từ khi mạng xã hội bùng nổ, các cuộc khủng hoảng truyền thông lan nhanh đến chóng mặt. Nếu như trước đây thông tin hầu như phụ thuộc vào các trang báo chính thống, hoặc được thảo luận gián tiếp thông qua ngòi bút của phóng viên, thì giờ đây, tin tức lan truyền theo từng giây từng phút thông qua từng kênh cá nhân trên mạng xã hội.
-
Xuyên qua những chủ đề được trình bày trong Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ toàn quốc 2016 do Ban Thông tin-Truyền thông T.Ư GHPGVN tổ chức, vấn đề khủng hoảng truyền thông Phật giáo và cách xử lý một lần nữa được nhắc đến, để lại nhiều ưu tư cho người quan tâm.
-
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016, tại Thiền viện Quảng Đức - 294 Công Lý, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tập huấn lần thứ 2 của Ban Thông Tin Truyền Thông Phật giáo, do HT. Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT tổ chức.
-
Hôm qua, 29-2, hình ảnh Thiền sư Nhất Hạnh ngồi thưởng hoa và nghe vấn đáp của chư Tăng Ni Làng Mai (Pháp) trong khóa tu xuất sĩ "Chung tay giữ bếp lửa hồng" và hội hoa thủy tiên xuất hiện trên nhiều trang Facebook cá nhân của Tăng Ni, Phật tử và nhận được nhiều sự quan tâm.
-
Tất cả các pháp đều do duyên sinh, duyên diệt. Do đó, bản chất của các pháp đều là Không, đều là “mộng huyễn bào ảnh”, là “hoa đốm giữa hư không”. Đại địa sơn hà cho đến từng hạt bụi và cả những hành vi, những sự giao tiếp xã hội đều bao hàm tính chất “ảo”.
-
Trong báo cáo tổng kết năm 2015 của Ban Thông tin-Truyền thông Trung ương GHPGVNcó đề cập đến vấn đề “xử lý khủng hoảng truyền thông”. Theo đó, báo cáo xác nhận trong thời gian qua có “nhiều sự kiện khủng hoảng liên quan đến cơ sở tự viện, Tăng Ni được đăng tải trên các nhật báo, báo điện tử, hoặc phát sóng trên các kênh truyền hình”…
-
Ngày 03/12/2015 (12/01/2016) Ban TTTT T.Ư GHPGVN đã long trọng tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phật sự năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016 tại Thiền Viện Quảng Đức – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Tp.Hồ Chí Minh.
-
Khi quý Thầy làm truyền thông, làm báo Phật giáo ngoài những kiến thức, ngoài những kỹ năng cơ bản thì ẩn sâu trong cõi lòng các Thầy là Tâm nhà Phật. Tâm hướng thiện và luôn hoan hỉ với những việc mình đang làm.
-
Báo chí PGVN chưa làm tròn chức năng của mình mà còn tiếp tay làm nhẹ đi yếu tố dân tộc, thậm chí ngày tháng quan trọng của chính mình nữa thì đáng buồn thay! Cái ngày “Báo Chí PGVN” vì thế sẽ còn xa tít, ngày càng xa vời lắm...
-
Ngày 12-6 vừa qua, tọa đàm “Trách nhiệm và bản lĩnh của cơ quan báo chí trong quy trình thực hiện tin bài thời sự” do Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo TP.HCM phối hợp tổ chức tại trụ sở tòa soạn Báo Tuổi Trẻ. Tham dự tọa đàm có đại diện những người làm báo đến từ 38 cơ quan báo chí trên địa bàn TP.HCM đã phân tích, mổ xẻ về ứng xử của báo chí trước những thông tin được cho là nhạy cảm…
-
Để có được hình ảnh chân thực, sống động chuyển tải tới độc giả, các phóng viên không quản ngại khó khăn, vất vả.
|
|