Chi tiết tin tức

Hội luận về thiền trên mạng Paltalk

19:51:00 - 14/04/2017
(PGNĐ) -  Cho nên, nếu chúng ta chỉ cần tu học cho cuộc sống được an lạc, thì có vô số pháp môn có thể làm cho chúng ta thỏa mãn, thậm chí ngoại đạo cũng có cách tu an lạc bằng cách tin vào sự che chở của các đấng linh thiêng của họ. Hoặc như người đời cũng có những cách cụ thể để tạo an lạc bằng cách đi du lịch, đi chơi thể thao hay nghe nhạc, v.v...

Nếu ai hỏi tôi Thiền là gì? Thì tôi sẽ trả lời ngắn gọn ngay rằng: Thiền là khảo sát tìm hiểu chính mình!

 

Tại sao tôi trả lời như vậy? Tại vì tu hành là mình làm bác sĩ chữa cái bệnh khổ cho chính mình. Mà một bác sĩ muốn chữa được một bệnh nhân thì bắt buộc phải khám nghiệm bệnh nhân để biết rõ ràng 4 sự thật:  


1. Ông ta đang mắc bệnh gì?  

2. Nguyên nhân bệnh do đâu ra?  

3. Bệnh đó có thể chữa lành được hay không? 

4. Cách chữa phải như thế nào?  

Nếu ông bác sĩ mù tịt: Không biết bệnh gì? Không biết do đâu sinh bệnh? Không biết bệnh có chữa lành được hay không? Hoặc không biết cách chữa như thế nào thì chắc chắn ông ta là một bác sĩ bất tài, không đủ khả năng giúp bệnh nhân chấm dứt khổ đau.

 

Bởi thế khi Phật dạy thiền tứ niệm xứ, Ngài dạy chánh niệm tỉnh giác để tỉnh táo khảo sát về chính ta cũng như một bác sĩ khám bệnh cho một bệnh nhân. Phải khảo sát về thân (quán thân), khảo sát cảm thọ (quán thọ), khảo sát tâm (quán tâm), là những thứ thường xuyên làm cho ta đau khổ và đồng thời cũng khảo sát các phương pháp giúp ta chấm dứt khổ đau (quán Pháp). Bốn sự khảo sát đó là để nhận ra chính xác bốn sự thật khổ, tập, diệt, đạo để chấm dứt khổ đau. 

- "Khổ đế" là sự thật về khổ (chữ "đế" có nghĩa là sự thật). 

- "Tập đế" là sự thật về nguyên nhân của khổ.  

- "Diệt đế" là sự thật về diệt khổ. 

- "Đạo đế" là sự thật về con đường đi đến khổ diệt.

 

Thế nhưng khi pháp thiền của Phật truyền qua nước Trung Hoa thì lại có hai thứ “hàng nhái” sinh ra, cũng tuyên bố là pháp “Tối Thượng Thừa” của Phật, nhưng không cần tìm hiểu bốn sự thật khổ, tập, diệt, đạo để chữa bệnh khổ. Mà chữa bằng cách dùng các loại tâm: Hoặc bằng cái tâm không chẳng cần thấy khổ, tập, diệt, đạo hoặc bằng cái tâm vô niệm, bịt tâm bịt ý, không cho một niệm khởi sinh ra. Khỏi nghĩ chánh, nghĩ tà, khỏi nghĩ đúng, nghĩ sai.   

Dĩ nhiên những phương pháp thiền này cũng đưa đến những sự an lạc nhanh chóng, bởi thế mới có nhiều người tu theo.  Nhưng đối với Phật thì Ngài đã khẳng định rằng: Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ tập, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ diệt, không có như thật giác ngộ Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau”; sự kiện này không xảy ra(Tương Ưng bộ kinh). 

 

Phật nói như vậy thật quá đúng. Có ông bác sĩ nào có thể chữa lành được bệnh mà không cần biết về bốn sự thật ở trên không? Cho nên, nếu chúng ta chỉ cần tu học cho cuộc sống được an lạc, thì có vô số pháp môn có thể làm cho chúng ta thỏa mãn, thậm chí ngoại đạo cũng có cách tu an lạc bằng cách tin vào sự che chở của các đấng linh thiêng của họ. Hoặc như người đời cũng có những cách cụ thể để tạo an lạc bằng cách đi du lịch, đi chơi thể thao hay nghe nhạc, v.v... 

 

Nhưng nếu chúng ta đã biết chính xác rằng, chư Phật ra đời chỉ để chấm dứt khổ đau cho chúng sinh, chứ không phải chỉ để tạo an lạc tạm bợ, thì bắt buộc chúng ta phải hiểu biết đầy đủ tất cả bốn sự thật (4 Thánh đế) mà chư Phật ba đời luôn luôn tuyên thuyết sau mỗi lần thành đạo. Sự tu hành của chúng ta cần phải theo đúng sự thật về con đường đi đến Khổ diệt mà Phật đã chỉ dạy. Đó chính là Bát chánh đạo, mà trong đó phần cốt lõi chính là chánh niệm: thiền tứ niệm xứ. 

 

Để hiểu rõ cách thực hành thiền đúng theo ự thật về con đường đi đến Khổ diệt, buổi hội luận tuần này trên mạng Paltalk, room phatphapnhiemmau bắt đầu 9h00, ngày Chủ nhật (ngày giờ VN), sẽ bàn luận nhiều về các phương pháp Thiền: Thiền Chỉ, thiền Quán, thiền Định, thiền Vipassans, thiền Đốn ngộ, thiền Quán Âm, thiền Nhĩ căn viên thông, v.v... Kính mong quý đạo hữu tham dự đông đảo để đóng góp dồi dào ý kiến trong tinh thần "kiến đồng hòa giải".

 

Pháp Hĩ

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin