Danh sách tin tức
  • Phật giáo đã đồng hành với vận mệnh của dân tộc ta từ buổi sơ khai. Nhà Sư không chỉ là  người thầy dạy giáo lý nhà Phật, mà còn dạy đạo đức, chữ nghĩa, bốc thuốc chữa bệnh, tư vấn mọi khó khăn trong tâm lý và đời sống con người, thậm chí đóng vai trò trung gian hòa giải cho những bất đồng xã hội. Vào những giờ phút vận mệnh xã tắc lâm nguy, lại có những nhà Sư đứng ra đóng vai trò cố vấn, định hướng, nâng đỡ, góp phần lèo lái con thuyền vận mệnh dân tộc vượt qua sóng gió.
  • Chùa Mễ Sở là một tọa lạc tại huyện Văn Giang (Hưng Yên). Nơi đây lưu giữ nhiều dấu tích, bảo vật cùng nhiều tượng cổ quý hiếm. Trong đó nổi bất nhất là pho tượng Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn thu hút hàng ngàn du khách về chiêm bái mỗi năm tại vùng đất văn hiến.
  • Ở khu vực gần bến đò Bến Bạ, thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, có ngôi cổ tự nép bên con đường nhỏ. Đó là chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ gắn liền với truyền thuyết về vua Gia Long.
  • Trong chùa Phước Hậu tại Vĩnh Long có vườn kinh khắc trên các phiến đá, được xem là độc nhất ở Việt Nam.
  • Mỗi khi chúng ta tới thăm chùa lễ Phật hoặc hành hương tới bất cứ nơi đâu có thờ tự Phật giáo là chúng ta có dịp được tiếp cận, chiêm ngưỡng những bậc ĐẠI GIÁC NGỘ là các vị Phật, Bồ – tát được thể hiện qua các tranh tượng thờ rất trang nghiêm và đẹp.
  • Sáng 10-4, tại Trường Đại học Nagananda diễn ra buổi lễ ký kết bàn giao đất xây chùa Việt Nam - Sri Lanka tại Colombo, Sri Lanka, giữa Hòa thượng Bodagama Chandima và Thượng tọa Thích Nhật Từ cùng sự góp mặt của bà Hồ Thị Thanh Trúc, Đại sứ Việt Nam tại Sri Lanka.
  • Chùa Phúc Lâm Hưng Yên hấp dẫn du khách với vẻ ngoài rực rỡ sắc vàng, cũng bởi vậy mà nơi đây còn được mệnh danh là "chùa vàng Thái Lan" của Việt Nam.
  • Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu có nhiều ngôi chùa Khmer với kiến trúc độc đáo. Những ngôi chùa này qua hàng trăm năm, ghi dấu bản sắc đa văn hóa tại vùng đất Bạc Liêu. 
  • Xây dựng từ thế kỷ XIX, trải qua hơn 150 năm tồn tại, chùa Vĩnh Tràng vẫn uy nghi sừng sững giữa lòng TP Mỹ Tho (Tiền Giang). Lối kiến trúc hài hòa giữa Pháp, La Mã, Khmer, Hoa và Việt, tạo nên một không gian mới lạ, độc đáo có “một không hai” cho Vĩnh Tràng cổ tự.
  • Chùa Trà Phương ở Hải Phòng lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.
  • Phạm Phú Thứ (1821-1882), đại thần triều Nguyễn, là danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX.
  • Chùa Hà nằm ở số 86 trên con đường cùng tên thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa này có tên chữ là Thánh Đức Tự, trước kia thuộc xóm Bối Hà. Khởi nguồn tạo dựng của chùa là từ cuối thời Lê, chùa được lập nên để thờ Phật theo phái Đại thừa.
  • Trong ngôi chùa nhỏ Ngô Xá (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) có một bức tượng Phật vô cùng quý hiếm mang giá trị lịch sử, văn hóa thời Lý. Đặc biệt, phải mất nhiều năm tìm kiếm, pho tượng A Di Đà bằng đá xanh này mới vô tình được các nhà khảo cổ phát hiện. Tuy nhiên, số phận pho tượng cổ cũng gặp nhiều chìm nổi, đã từng bị kẻ gian lấy cắp nhưng có lẽ do đức thiêng và cũng do không tiêu thụ được nên bảo vật lại về chùa...
  • Tọa lạc tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Lam Sơn là ngôi chùa thuần gỗ lớn nhất của xứ Nghệ. Ngôi chùa này từ lâu đã trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, du khách gần xa.
  • Chùa Hoằng Phúc từng đón nhiều vua chúa ghé thăm, giảng kinh Phật như Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng.
  • Chiều 12-2, tại thôn Muối, xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam (Bắc Giang), UBND huyện Lục Nam, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững EverGreen Bắc Giang (đơn vị thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) phối hợp tổ chức khởi công động thổ xây dựng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm.