-
Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện.
-
Tối qua, 10-10, tại chùa Trấn Quốc - ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất thủ đô ngàn năm văn hiến, T.Ư GHPGVN, Ban Văn hóa T.Ư, BTS GHPGVN TP.Hà Nội tổ chức đêm “Hội hoa đăng” cầu nguyện quốc thái dân an, thủ đô Hà Nội hội nhập và phát triển bền vững.
-
Tối qua, 11-9 (ngày 19-8 Giáp Ngọ), trong tinh thần tri ân các liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh đã hy sinh vào ngày 12-9-1930 tại Thái Lão, BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An đã trang nghiêm tổ chức lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Thái Lão - thị trấn Hưng Nguyên.
-
Sáng qua, 10-8 (15-7-Giáp Ngọ), tại pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP.HCM), lần đầu tiên lễ dâng y nhân mùa Vu lan - Báo hiếu lên hơn 200 chư Tăng Ni Giáo đoàn IV đã diễn ra long trọng.
-
Hàng năm, sau 3 tháng An cư kiết hạ, Tăng Ni và Phật tử ở các chùa, tự viện, tịnh xá trên cả nước lại hân hoan tổ chức lễ hội Vu lan - Báo hiếu, tạo nên sinh khí chốn thiền môn, đồng thời thổi vào lòng người ý niệm về tri ân, báo hiếu, sám hối lỗi lầm với mẹ cha, cũng là sám hối lầm lỗi với chính mình để sống có ý nghĩa, tốt hơn...
-
Sáng nay, 9-8 (nhằm 14-7-Giáp Ngọ) tại pháp viện Minh Đăng Quang toạ lạc 505 xa lộ Hà Nội, P.An Phú, Q.2, TP.HCM, hơn 200 chư Tăng Ni thuộc Giáo đoàn IV làm lễ khất thực - chương trình trong khuôn khổ Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu lan PL.2558 - DL.2014.
-
Mỗi năm, cứ gần đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu, lá vàng rụng xuống, lá xanh mọc lên, bông hoa và lá bắt đầu chớm nở, sau một mùa oi bức của cái nắng mùa hè. Thời tiết thay đổi, lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị đón lễ Vu Lan về, đó là mùa báo ân cha mẹ.
-
Đã có rất nhiều lý giải về tục thắp hương của người Việt. Nhưng khi nghe lý giải của PGS.TS Trình Năng Chung, tôi thấy khá mới lạ.
-
Nhất tâm đảnh lễ A tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm, Chúng hòa: Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
-
Mahamangala Sutta thuộc Sutta Nipata II, Tiểu Bộ Kinh I, Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch là kinh Phước Đức, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là kinh Ðiềm Lành Lớn (kinh Ðại Hạnh Phúc), một bản kinh cầu phước đức rất nhiệm mầu, hiệu ứng an lành đích thực cho những ai tụng đọc, thực hành và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Vào các ngày đầu Xuân, những người con Phật lên chùa dâng hương cầu nguyện, mong ước một năm mới bình an, thịnh vượng. Bên cạnh việc lễ bái, cầu nguyện, cúng dường v.v…nếu người ...
-
Nội dung chủ yếu của nghi thức cầu an là người đương sự và cả nhà thành tâm sám hối, bỏ ác làm lành, làm nhiều Phật sự và thiện sự như phóng sinh, bố thí, cúng dường Tam bảo v.v… hồi hướng công đức ấy cho việc tai qua, nạn khỏi, đồng thời mời chư Tăng đến tiến hành nghi thức cầu an đúng pháp, tụng kinh, niệm Phật.
-
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
-
Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, tạo thiện duyên với đạo Phật.
-
kính bạch chư vị. nay tôi có sưu tầm được một bài nói về giải oan thích kết. cúi mong chư vị theo dõi và đọc để hiểu rõ về hành trì khoa giáo của pháp đàn này.
-
Chiếc áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành, do đó cũng tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả và thiêng liêng nhất
-
Người dân Việt Nam đa số theo tín ngưỡng thờ ông bà, họ có thể theo các tôn giáo khác nhưng không vì thế mà tín ngưỡng này mất đi. Chúng ta thử điểm qua ý nghĩa của việc lễ lạy trong các buổi lễ truyền thống tại Việt Nam.
|
|