Chi tiết tin tức Ý Nghĩa Lễ Lạy 09:15:00 - 26/12/2013
(PGNĐ) - Người dân Việt Nam đa số theo tín ngưỡng thờ ông bà, họ có thể theo các tôn giáo khác nhưng không vì thế mà tín ngưỡng này mất đi. Chúng ta thử điểm qua ý nghĩa của việc lễ lạy trong các buổi lễ truyền thống tại Việt Nam.
Lạy 2 lạy là lạy người còn sống. Như lạy ông bà hay cha mẹ trong lễ Vu quy. Lạy 3 lạy là lạy Phật-Pháp-Tăng hay lạy Quân-Sư-Phụ hoặc lạy các vị Thần. Lạy 4 lạy là lạy người đã qua đời. Lạy tứ thân phụ mẫu. Lạy 5 lạy là lạy Vua. Số 5 ứng với ngũ hành hay ứng với 4 phương và nơi chính giữa là chỗ ngự trị của vua. Khi tiến cúng chư hương linh nhân ngày dỗ hay làm tuần thì thân quyến thường lạy 4 lạy khi khởi đầu cúng và kết thúc lễ cũng lạy 4 lạy, với ý nghĩa cúng cho người đã quá vãng. Tuy nhiên, khi châm trà thì lạy 2 lạy, đây là ý nghĩa xem người mất như đang còn sống, đang được người thân chăm sóc qua việc dâng cơm, rót trà và chỉ có hình thức châm trà, dâng cơm như thế mới xem hương linh như đang còn sống (lạy 2 lạy). Khi có tang ma, hiếu quyến chỉ lạy 2 lạy cho các buổi lễ (nhập liệm, thành phục phát tang) trước khi hạ nguyệt, đó là ý nghĩa tuy người đã mất nhưng hiếu quyến vẫn xem họ như đang còn sống. Sau khi hạ nguyệt thì các lễ về sau như làm tuần, cúng 100 ngày… hiếu quyến được phép lạy hương linh 4 lạy vì lúc này thân quyến mới thật sự xem hương linh đã chết. Trong buổi lễ tiến cúng Cô Hồn, mở đầu và kết thúc lễ đều lạy 4 lạy. Khi châm trà thì có lạy 3 lạy và lạy 2 lạy. Châm trà lần thứ nhất, lạy 3 lạy là lạy các vị Thần; châm trà các lần tiếp theo lạy 2 lạy là lạy các vị Cô Hồn, xem việc châm trà cho chư vị cô hồn là biểu hiện lòng thương giữa gia chủ đối với cô hồn, xem họ còn sống như những người đang bơ vơ lạc lõng giữa cõi đời cần được giúp đỡ. Lạy là cách thể hiện lòng tôn trọng, tôn kính đối với tất cả những người đã khuất, vì chúng sanh là Phật sẽ thành.
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |