-
Tôi rất vinh dự được mời đọc bài diễn văn trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 12 này. Chủ đề của bài diễn văn hôm nay là “Phật giáo và khủng hoảng thế giới”. Trong khi xem lại thuật ngữ “khủng hoảng”, tôi nhớ đến một lời nói đáng ghi nhớ của Tổng thống Mỹ – John F.Kennedy trong một bài nói chuyện mà Ông trình bày ở bang Indiana vào năm 1959.
-
Nhà sư khất thực. Áo tu hành đẫm mồ hôi. Đầu đội nắng, chân trần bỏng rát. Nhẫn nại bước đều khoan thai...
-
Tâm vừa chất hết quần áo mình vào chiếc vali cũ vừa quan sát căn phòng vốn là nơi chứa đồ đạc không xài nữa trước kia. Anh không biết mình nên buồn hay vui. Buồn vì xa thằng em đã chung sống từ thuở nhỏ dưới một mái nhà. Anh đã làm mọi thứ cho nó từ sau khi má chết. Anh đã là một người mẹ. Bây giờ xa nó, biểu anh không buồn sao được? Nhưng vui - anh vui - vì từ đây, khi anh bước chân ra khỏi ra nhà, chắc chắn vợ chồng nó sẽ không cãi nhau nữa. Tội nghiệp, thằng Tân cũng không phải không thương ...
-
Mấy lần trước, ba vừa vô ra bệnh viện để chăm sóc bà nội vừa tranh thủ đưa đón em My đi học được, còn má thì vẫn đi bán buổi sáng cho tới gần hết buổi chiều mới dọn hàng về sớm để lo cơm cháo cho ngày hôm sau.
-
Cái hẻm bề ngang hai tấc, nằm giữa hai căn nhà dài cả chục thước bỗng xuất hiện một bầy mèo hoang. Đầu tiên là hai con mèo lớn. Chúng coi nơi này là nhà vì trông có vẻ kín đáo. Chỉ cần rút vào sâu bên trong thì không ai làm gì chúng được. Ban ngày, chúng ngủ li bì. Đêm, chúng biến vào khu vườn một nhà trong xóm.
-
Tôi may mắn hơn tất cả các anh chị em là đã được cái diễm phúc chăm sóc mẹ khi mẹ bệnh đến liệt giường, liệt chiếu.
-
“Trong mắt của bà, tôi mãi là đứa con chưa trưởng thành. Dù các con tôi đã lớn, đã tốt nghiệp và đi làm, nhưng thằng cha chúng vẫn bị bà nội đưa vào diện cần quan tâm đặc biệt, ra ngoài vẫn bị nhắc nhở quên nón, mang theo áo mưa…” - đó là một đoạn trích trong tạp bút “Những thằng già nhớ mẹ” của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả chiều qua, 17-9, tại đường sách Nguyễn Văn Bình.
-
Chị dắt chiếc xe đạp đi một quãng đường cũng khá xa. Qua hai ngã tư có tới ba chỗ sửa xe nhưng chị không dừng lại. Mồ hôi lấm tấm trên trán, hai gò má chị đỏ lừng, lưng áo bà ba ướt loang lổ.
-
Tiếp nối những yêu mến của độc giả từ tác phẩm Vô thường, tác giả Nguyễn Bảo Trung vừa cho ra mắt tác phẩm mới với tựa đề “Sen” vào tháng 6 vừa qua.
-
Cũng cần nhận rõ hơn trong những yếu tố nội lực tạo tiền đề cho nhiều cơ hội mới và những thách thức mới thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Việc gấp rút nâng cao nhận thức, tầm nhìn, đào tạo năng lực cho một thế hệ tu sĩ trẻ, đủ sức gánh vác nhiệm vụ mà thời đại đặt ra cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam là việc làm có tính cấp thiết.
-
Khi chiếc bình trà đã cũ nằm cạnh một góc tủ thì chẳng ai thèm để ý hay ngó ngàng gì đến nó. Bởi nó là một vật không có gì gọi là giá trị cả. Vậy mà với tôi, mỗi lần nhìn thấy chiếc bình ấy thì tôi lại nhớ đến cha.
-
Một ngôi nhà không xa hoa, lộng lẫy, không hiện đại, hoa hòe… Ngôi nhà ấy là nơi đã sinh ra và nuôi lớn anh chị em chúng con suốt cả thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành… Nơi đây đã gắn liền bao kỷ niệm thiết thân của những người cùng chung huyết thống. Dẫu rằng bây giờ đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng ngôi nhà mà ba mẹ tạo dựng đã trở thành thân thương máu thịt, không thể nào tách rời khỏi cuộc sống của chúng con…
-
Bài thơ "Vận nước" có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
-
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
-
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...
-
Nghe đến quê ngoại, quê mẹ hình như ai cũng nghe lòng có điều gì chùng xuống mềm lại hơn quê nội (ngoại thương dại thương dột, nội không vội gì thương). Thơ, nhạc, cả tranh ảnh hình như người cũng dành cho mẹ nhiều hơn cha. Gần đây mới có bài hát hiếm hoi viết về tình cha đó là bài của Ngọc Sơn, bên cạnh những bài hát nói về mẹ trong mỗi độ Vu lan về.
|
|