Chi tiết tin tức

Nepal: Các Nhà Khoa Học Đến Everest Khám Phá Bí Ẩn Não Bộ

05:51:00 - 08/08/2016
(PGNĐ) -   Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã đưa các nhà sư và nhiều người khác vào phòng thí nghiệm của họ để đo hoạt động não bộ trong quá trình thiền định. Và giờ, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã đích thân đến khu vực Everest xa xôi của Nepal để ghi lại hoạt động não bộ của các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng khi thiền định trong các tu viện của họ.

13-H01

Các tu sĩ với hệ thống ghi điện não đồ đeo quanh đầu (EEG). (Nguồn: Đại học Victoria)

Các nhà khoa học đã trở về với những phát hiện mới về bộ não con người cũng như những ích lợi của thiền. Nghiên cứu của họ được tiến hành vào tháng năm năm nay trong một phần liên kết nghiên cứu chung của Đại học Victoria (UVic) với trường Okanagan của Đại học Bristish Columbia (UBCO). Nghiên cứu được dẫn dắt bởi nhà thần kinh học Olav Krigolson của UVic và Gordon Binsted, trưởng khoa Sức khỏe và Phát triển xã hội của UBCO.

Cho dù được gọi là thiền định hay chánh niệm thì cũng không có nghi ngờ về việc con người có thể đạt được một “trạng thái não bộ” khi vui vẻ, trầm tư và tập trung. “Các nhà khoa học đã định lượng được điều này, họ tìm thấy những mức độ sâu sắc của thiền định có tương quan với những khác biệt trong các tín hiệu điện từ được tạo ra bởi các tế bào thần kinh”, Krigolson cho biết. “Chúng tôi có được bằng chứng này nhưng không ai biết được cách thức mà chúng hoạt động”.

Sử dụng một hệ thống ghi điện não đồ đeo quanh đầu (EEG) với phần mềm được mở khóa và chỉnh sửa cho các mục đích nghiên cứu, Krigoloson và Binsted đã cài đặt để cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn vào những hoạt động thần kinh tương ứng. Với một số lượng mẫu của 27 nhà sư ở các tu viện Namche và Tengboche, Krigolson cho biết: “Hiện nay chúng tôi đã có một bức tranh rõ ràng về những gì diễn ra trong khi thiền định”.

13-H02

(Nguồn: Đại học Victoria)

Phù hợp với những thí nghiệm trước đây, kết quả sơ bộ cho thấy trong quá trình thiền định hoạt động não bộ tăng lên. Cụ thể, các nhà khoa học nhìn thấy sự gia tăng hoạt động alpha (kết hợp với thư giãn), hoạt động beta (kết hợp với tập trung) và hoạt động gamma (kết hợp với tính chất đồng bộ gia tăng trong não bộ) trong quá trình thiền định và trái ngược với lúc nghỉ ngơi.

Hơn nữa, các nhà khoa học nhận thấy rằng những phản ứng thần kinh đối với kích thích thị giác được tăng cường sau khi thiền định chú ý tập trung. Đây là một phát hiện mới.

“Những gì mà kết quả sơ bộ cho chúng ta thấy đó là tồn tại một tiềm năng mà các kỹ thuật huấn luyện não bộ ý hướng như thiền định có thể có những ảnh hưởng lâu dài đến chức năng não bộ”, Binsted phát biểu. “Trong thời gian tới, sẽ rất thú vị để chứng kiến điều này và những nghiên cứu tương lai làm sao có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ các chiến lược cho giáo viên đối với sự phát triển của các ứng dụng chánh niệm trên điện thoại thông minh”.

13-H03

(Nguồn: Đại học Victoria)

Đồng thời với nghiên cứu các nhà tu hành, Krigolson và Binsted cũng đã đến Everest Base Camp như một phần của nhóm nghiên cứu quốc tế lớn hơn gồm các nhà nghiên cứu những ảnh hưởng của độ cao đối với chức năng cơ thể người.

“Chúng ta hầu như không biết gì về não bộ”, Krigolson nói. “Chúng ta biết rất ít làm thế nào mà con người có thể học tập hay đưa ra các quyết định. Tất cả các nghiên cứu này được tiến hành để tạo ra một bức tranh về cách thức não bộ hoạt động vào một ngày nào đó… và hiện nay nhiều miếng ghép của câu chuyện này vẫn đang còn thiếu vắng”.

Nghiên cứu của Krigolson và Binsted sử dụng hệ thống EEG di động ở dãy Himalaya đã trở thành một kiểm tra khả năng ứng dụng đối với các nghiên cứu khác như tác động của mệt mỏi trong môi trường y tế, công nghiệp và giáo dục.

Dân Nguyễn

(Dịch từ Medical Press)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin