-
Đức Phật không phải là một nhà chính trị, Ngài không chủ trương kinh bang tế thế, thiết lập quy chế nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật. Đức Phật là Đấng Đạo sư, một nhà đạo đức, tâm linh đồng thời là một nhà giáo dục, Ngài mở rộng phạm vi đóng góp cho tất cả chúng sinh chứ không giới hạn ở một quốc gia, dân tộc nào.
-
Nếu như A-la-hán là hình tượng tiêu biểu trong Phật giáo Nguyên thủy thì Bồ-tát là hình tượng điển hình trong Phật giáo Đại thừa.
-
Từ thiện là những việc làm nhân từ, phước thiện hay những việc thiện xuất phát từ lòng nhân từ. Bất kỳ cá nhân, tổ chức xã hội nào có thiện tâm, giàu lòng nhân ái và nhận thức được tầm quan trọng của những hành động yêu thương, đùm bọc, sẻ chia đều có thể làm từ thiện chứ không chỉ riêng các tôn giáo. Tuy nhiên, từ thiện trong Phật giáo có ý nghĩa đặc thù hơn, cần được hiểu đúng với nội dung của nó.
-
Trong Bát Chánh đạo, Đức Phật xếp chánh ngữ vào vị trí thứ ba, sau chánh kiến, chánh tư duy. Chánh ngữ là gì? Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ” (Kinh Tương ưng bộ). Hay nói cách khác, chánh ngữ là lời chân thật, lương thiện, đúng đắn, chính đáng.
-
Đức Phật dạy: “Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác” (Kinh Tương ưng V, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh).
-
Hôm nay, tôi xin đưa ra một số suy nghĩ cho các vị cùng tiếp tục suy nghĩ và thực hiện để tạo được nếp sống đạo ấm áp tình người với đạo chúng tu chung trong chốn thiền môn.
-
Đạo Phật là con đường hạnh phúc, từ hạnh phúc thế gian ở cõi người, cõi trời cho đến hạnh phúc tối thượng là Niết-bàn an lạc. Tùy theo nhu cầu, ước muốn của chúng sinh, tùy theo cấp độ nhận thức, giác ngộ của chúng sinh mà giáo lý đạo Phật chỉ ra con đường an vui hạnh phúc và dẫn dắt chúng sinh đi trên con đường đó.
-
Đạo Phật có mặt trên thế giới hơn hai mươi lăm thế kỷ, riêng ở Việt Nam, đạo Phật đã hiện hữu trên hai mươi thế kỷ. Vì vậy, người Việt Nam chịu ảnh hưởng đạo Phật một cách sâu sắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, có lúc Phật giáo hưng thạnh, cũng có lúc suy đồi. Chúng ta tu hành, tìm cho được nguyên nhân dẫn đến sự hưng thạnh, hay sự suy đồi, để khắc phục tình trạng suy đồi, mà phát huy cho được mặt hưng thạnh.
-
Theo lịch sử Phật giáo, khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như đắc quả vị A-la-hán, sau đó, Ngài tiếp tục độ 50 thanh niên dòng họ Da Xá cũng đắc La-hán. Dưới sự hướng dẫn, thương yêu, đùm bọc của Phật, tâm các vị này liền trở nên thanh tịnh và chứng Thánh quả một cách dễ dàng.
-
Chúng ta triển khai sâu hơn về ý nghĩa xuất gia của Đức Phật để có thể nhận rõ tầm quan trọng của xuất gia, giúp chúng ta sống đúng như Phật dạy.
-
-
Đến mùa Vu lan Báo hiếu của Phật tử xuất gia và tại gia, tôi nhắc một số việc rất quan trọng trong đời sống tu hành của chúng ta.
-
Kinh Pháp hoa do Phật Thích Ca nói và Phật Oai Âm Vương, Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, Phật Đại Thông Trí Thắng… cũng nói kinh Pháp hoa, tức ba đời chư Phật đều nói kinh Pháp hoa.
-
Ý nghĩa xuất gia, thành đạo và thuyết pháp giáo hóa của Đức Phật là ba vấn đề chính mà quý thầy cô cần suy nghĩ để khéo vận dụng những lời dạy trong kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa.
-
Phật tử là người đã quy y Tam bảo, phát nguyện quay về nương tựa ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng, giữ gìn năm giới, sống đời sống đạo đức theo tinh thần Phật dạy.
-
Tư duy là gì? Hiểu một cách đơn giản là nghĩ ngợi, suy xét (gọi chung là suy nghĩ) về một cái gì đó trước khi biến nó thành hiện thực bằng lời nói và việc làm. Chánh tư duy theo nghĩa thông thường là suy nghĩ chín chắn, đúng đắn về sự vật và hiện tượng để có hướng xử lý và cải tạo chúng phù hợp với cuộc sống.
|
|