Danh sách tin tức
  • Chiều qua, 4-3 tại Tokyo, Hội phật tử Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm và tri ân các liệt sĩ đã hi sinh trong trận Gạc Ma cách đây 30 năm.
  •  Trung tâm Thiền Phật giáo Upaya vừa mới thông báo Đại đức Matthew Kozan Palevsky đã được chọn trở thành Chủ tịch của trung tâm.
  • Phật giáo đồ trên khắp thế giới đều tưng bừng dịp mừng Tân xuân Mậu Tuất (2018), từ Hồng Kông đến Houston, Hoa Kỳ và Sydney, Australia đến Singapore, lễ hội và nghi thức nghinh xuân tiếp phúc Phật giáo hòa nhịp tín ngưỡng nhân gian đã được quan sát và chia sẻ qua các cộng đồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Tạng, và Việt Nam...
  • Thiên Thủy Mạch Tích Sơn Thạch Quật - quần thể hang động được khắc vào đá những pho tượng Phật và những bức họa vô giá về Phật giáo Trung Hoa, đệ nhất phê duyệt toàn quốc, đơn vị văn vật trọng điểm được bảo vệ, di sản văn hóa thế giới.
  • Vụ hỏa hoạn tại chùa Jokhang (Đại Chiêu) ở Lhasa, một trong những điểm linh thiêng và nhạy cảm nhất tại khu vực tự trị Tây Tạng của Trung Quốc, đã được xác nhận nhưng thông tin và hình ảnh chính thức dường như vẫn bị kiểm duyệt.
  • Vào ngày 22-1 vừa qua, 50 vị Ni từ 9 quốc gia đã gặp nhau tại tu viện Sravasti Abbey, gần Newport, bang Washington để bắt đầu khóa tập huấn và tu học Vinaya, chuyên về giới luật dành cho Ni giới Phật giáo.  
  • Long Môn Thạch Quật (Hang động Long Môn), tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cùng với hang Mạc Cao và hang động Vân Cương, Long Môn Thạch Quật là một trong 3 địa điểm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, đã giành giải thưởng cho sự cải tiến chính sách và quản lý du lịch từ Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hợp Quốc (UNWTO).
  • Bị kết án vì một tội ác nghiêm trọng, người đàn ông 43 tuổi nói rằng, quá trình điêu khắc tượng Phật đã dần dần thanh lọc tâm hồn anh. Anh vui mừng khôn xiết chia sẻ rằng: “Bây giờ tôi đã rất bình tĩnh và ý thức về những gì tôi đang làm. Tôi đã phản tỉnh quá khứ của tôi và thấy rõ ràng hậu quả tại sao tôi bị giam giữ trong ngục tù như thế này. Hơn nữa, tôi đã nhận ra những gì tôi nên làm để không bao giờ lặp lại sai lầm nữa”.
  • Khóa học tương tác miễn phí của Đại học Harvard, Hoa Kỳ “Phật học qua Thánh điển Phật giáo” bắt đầu ngày 05/02/2018 trên nền tảng học tập trực tuyến của học viên: https://www.edx.org/course/buddhism-through-its-scriptures.
  • Công ty máy tính và công nghệ Đài Loan Acer sẽ ra mắt sản phẩm thông minh mới: tràng hạt cầu nguyện của Phật giáo tự động đếm số câu được đọc và hồi hướng công đức sang nền tảng truyền thông xã hội.
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra lời khuyên chào mừng Xuân Mậu Tuất trong bài diễn văn của Ngài tại nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện Nghiên cứu Tây Tạng ở thành phố Sarnath, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ vào ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Khi ngắm nhìn tấm ảnh chụp bức tượng đầu Phật - một trong những tấm ảnh lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Tấm ảnh Lịch sử của Năm, nhà phê bình Kelly Grovier đã tìm thấy sự tương đồng nghệ thuật giữa bức tượng và tác phẩm của Picasso và Cézanne.
  • Toronto được đánh giá là thành phố đa dạng nhất trên thế giới và là ngôi nhà của 6 triệu người Canada, đã được chọn làm thành phố chủ nhà của Quốc hội lần thứ 7 các tôn giáo trên thế giới, được tổ chức vào tháng 11 năm 2018. Việc Toronto được lựa chọn thực hiện bởi Hội đồng của Ủy viên của Tổ chức Quản trị tại cuộc họp vào tháng 04 năm 2017.
  • Tổng thống Cộng hòa Ấn Độ, Ram Nath Kovind, vừa tham dự Hội thảo Quốc tế “Quốc gia và Trật tự xã hội dưới góc nhìn Phật giáo” tại Rajgir (Thành Vương Xá), quận Nalanda, bang Rajgir, Ấn Độ. Qua đó, Ngài Ram Nath Kovind, Tổng thống Ấn Độ kêu gọi mọi người tham dự hãy noi theo đời sống và lời dạy của đức Phật mà theo ông, đó chính là “Ánh quang minh của châu Á”.
  • Cảnh sát Kolkata hôm qua, 3-2, cho hay họ đã bắt giữ 2 nghi can của tổ chức khủng bố Jamatul Mujahiddin Bangladesh (JMB), tham gia vụ tấn công ở địa điểm hành hương Phật giáo Bồ Đề Đạo Tràng ở Bihar, trong chuyến thăm của Đức Dalai Lama vào tháng 1 vừa qua.
  • Một sự kiện kết hợp giữa việc trưng bày tượng Phật, tranh Phật giáo quý hiếm và họa tiết rồng khổng lồ sẽ được triển lãm tại 19 ngôi già lam cổ tự Phật giáo tại Kyoto vào mùa xuân Mậu Tuất. Nhằm tôn vinh “những báu vật vô giá” của Kyoto được tổ chức bởi Hiệp hội Bảo tồn Di sản Kyoto.