Danh sách tin tức
  • Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Dĩ nhiên trong đời sống chẳng ai thoát khỏi bệnh tật, không đau này thì ốm nọ. Nhưng đau bệnh mà có người chăm sóc là còn phước. Có một số người, đã đau bệnh lại còn bạc phước không người săn sóc nên đau chồng thêm khổ.
  • Có một số người chuyên cầu thần bái Phật, hy vọng phát tài, điều này là không thể được...
  • Tám nạn
    20:57:00 - 16/06/2016
    Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.
  • Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau. Nhưng trong đường đạo bước đầu cũng cần thiết lập những mong muốn chính đáng. Dục định trong giáo lý Tứ như ý túc là một điển hình. Đó là lòng mong muốn, là nhiệt tình, là khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che thiền định, loại bỏ mọi lòng dục về các trần để đi vào thiền định.
  • Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và phước báo. Đến một lúc nào đó, các việc thiện thì vẫn làm nhưng hoàn toàn xả buông, buông hết mới thực sự thong dong, tự tại.
  • Là người thì ai cũng giống như ai, nhưng trong chúng ta, có người ở trạng thái cùng cực khổ đau là đang sống trong địa ngục. Có người mà cuộc sống bị thiếu thốn tất cả, là ngạ quỷ. Có người giàu sang sung sướng, quyền thế là đang ở thiên đường.
  • Nên thức & nên ngủ
    22:34:00 - 08/04/2016
    Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh. Về sau, trung đạo là một trong những đặc điểm căn bản của giáo pháp Thế Tôn.
  • Biết thương mình
    19:28:00 - 28/03/2016
    Trong Kinh tạng Nikàya thuộc văn hệ Pàli, có một thuật ngữ dùng để chỉ cho một người thể hiện một cách thái sáng suốt, chân thành và từ ái đối với chính mình cũng như đối với mọi người khác gọi là “yêu mến tự ngã” (attakàmeti)1. Đây là một thuật ngữ có ý nghĩa rất hay trong đạo Phật.
  • Duy thức học (DTH) được xem là một hệ thống tư tưởng bao hàm cả nhận thức luận lẫn tâm lý học Phật giáo nhưng ít được các nhà nghiên cứu ngoài Phật học quan tâm tìm hiểu.
  • Gần gũi vua quan là phi pháp
    18:00:00 - 23/03/2016
    Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
  • Phật giáo truyền bá theo hai con đường. Một là Phật giáo truyền xuống phía Nam Ấn Độ gọi là Phật giáo Nam truyền, hay Phật giáo Nguyên thủy. Hai là Phật giáo truyền theo đường phía Bắc Ấn Độ, gọi là Phật giáo Đại thừa, hay Phật giáo Phát triển.
  • Ý nghĩa của Hạnh Phúc
    21:16:00 - 13/03/2016
    Hạnh phúc theo định nghĩa thông thường nhất chính là cái gì có tác động tốt đối với trái tim của chúng ta. Ai cũng muốn mình được hạnh phúc. Một cách nôm na nhất, hạnh phúc là những gì mình được toại nguyện cũng như thái độ tầm cầu sở hữu của bản thân ra sao: Chúng ta muốn mọi thứ luôn như ý mình.
  • Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật. Người đời sống có gia đình, chịu nhiều vất vả một phần cũng hy vọng có nơi nương tựa khi bệnh đau, già yếu. Mỗi khi trái gió trở trời, có vợ chồng con cháu săn sóc cũng là niềm an ủi to lớn của phận người.
  • Chớ khởi tâm sợ hãi
    16:41:00 - 04/03/2016
    Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái chưa được đến cái đã được, từ điều chưa tới cho đến điều đã qua, nhất là lo sợ về cái chết của những người tuổi đã xế chiều. Dĩ nhiên biết sợ hãi cũng có lợi ích riêng, như khi sợ về quả báo của các việc xấu ác thì mình sẽ sống thiện lành hơn. Điều quan trọng là biết sợ những gì đáng sợ, và không sợ những gì không đáng sợ.
  • Khổ vui do mình
    17:08:00 - 22/02/2016
    Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra. Xuất thân trong một gia đình sang hay hèn, giàu hay nghèo, khổ hay vui là do nghiệp duyên của mỗi người. Có điều, sinh ra trong gia đình với nhiều điều kiện thuận lợi là phước duyên nhưng cũng không chắc là về sau người ấy sẽ thành công, hạnh phúc và ngược lại.
  • Nhân đầu năm con khỉ - Bính Thân, người viết xin tản mạn về chuyện khỉ, có liên hệ đến những ý tưởng và quan niệm trong đạo Phật.