Danh sách tin tức
  • Theo lời Phật dạy, sự thấy biết đúng như thật không phải do sự học hỏi trong sách vở hay suy tư, phân tích bằng trí thức. Sự thấy biết đúng như thật là kết quả của sự trải nghiệm, và nhờ vào sự chứng ngộ của bản thân do tu tập đúng pháp.
  • Thiện & bất thiện
    20:09:00 - 13/04/2017
    Một trong những biểu hiện cụ thể của người thực tu theo Chánh pháp là sống đời thiện lành; đoạn trước, đoạn giữa và đoạn sau tất cả đều thiện. Có không ít đệ tử Phật thường khái quát cách thức tu tập của mình là tu tâm. Ăn chay cũng do cái tâm, giữ giới cũng dựa trên cái tâm, làm phước cũng xuất phát từ cái tâm v.v...  
  • Tỉnh giác với lợi dưỡng
    21:13:00 - 05/04/2017
    Hẳn ai cũng biết câu: “Cái vòng danh lợi cong cong/Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào”. Lợi và danh, những thứ mà thuở sơ tâm xuất gia ai cũng thấy bọt bèo. Buông bỏ hết những cái vụn vặt, tầm thường để hướng đến những chân trời cao rộng. Từ bỏ gia đình, cất bước du phương, như khúc gỗ trôi theo dòng sông nhưng không phải khúc gỗ nào cũng xuôi về biển cả. Vì nhiều nhân duyên, nghiệp dĩ nên người đốn củi kia tuy có vào rừng mà không lấy được lõi cây, chỉ mang về đôi chút cành lá mà thôi.
  • Chúng ta còn thân tứ đại, việc đầu tiên là phải thỏa hiệp với nghiệp của thân, nhưng không cho phép nó đòi hỏi quá đáng. Những đòi hỏi hợp lý cho sự sống còn của thân mạng này theo quy luật tự nhiên của thân người, tất nhiên chúng ta phải chấp nhận để sống chung được với nghiệp thân, nhờ vậy mới tu được.
  • Duyên khởi
    21:05:00 - 30/03/2017
    Chỉ cần cho được nhất tâm bất loạn, không cần biết vọng tưởng là gì. Người tham thoại đầu, chắc cũng không cần biết rõ về vọng tưởng, chỉ cần đề khởi một câu thoại đầu cho đến khi tâm như thùng sơn lủng đáy. 
  • Trói mở do tâm
    10:54:00 - 25/03/2017
    Giáo điển nhà Phật có câu “Nhất thiết duy tâm tạo”. Không nói đến nghĩa lý sâu xa của duy tâm, duy thức, chỉ hiểu một cách đơn giản là mọi việc đều lưu xuất từ tâm, trói hay mở cũng do tâm. Tâm khởi kiết sử tham lam, sân hận, si mê…; tâm vọng động thì lập tức liền bị ma trói buộc. Ngược lại, tâm không động, không dính mắc kiết sử phiền não thì ra ngoài cảnh giới ma; vượt thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, sầu, lo, khổ, não.
  • Sanh về đâu là do mình
    17:11:00 - 17/03/2017
    Sau khi kết thúc đời sống hiện tại, chúng ta sẽ theo nghiệp mà thọ sinh vào cảnh giới tương ứng. Theo tuệ giác của Thế Tôn, sinh về đâu, vui hay khổ đều do nghiệp của mình. Không một đấng thần linh hay thế lực siêu nhiên nào có quyền và có thể can thiệp vào quá trình này. 
  • Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo: “Như vương thành ở biên giới có đầy đủ bảy điều kiện và bốn thứ lương thực sung túc dễ tìm không khó; do đó vương thành không bị ngoại địch đánh phá, ngoại trừ tự phá hoại từ bên trong. Cũng vậy, nếu Thánh đệ tử cũng được bảy thiện pháp và bốn tăng thượng tâm, dễ được không khó, vì thế Thánh đệ tử không bị ma vương lung lạc cũng không theo pháp ác bất thiện, không bị ô nhiễm bởi phiền ...
  • Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này.  
  • Xuất gia tu học với bản nguyện thượng cầu hạ hóa, làm thầy của trời người. Khoan nói chi loài trời cao xa nhiều thần thông và phước báo, chỉ riêng trong loài người mà khiến cho họ tín thuận, quy hướng cũng đã vô vàn khó khăn. Chắc chắn người xuất gia không thể làm thầy nhân loại về mặt tri thức. Vì tri thức vốn bao la, mỗi người chỉ biết trong phạm vi chuyên ngành của mình mà thôi. Chỉ có sự thành tựu về Giới-Định-Tuệ, nhất là phạm hạnh trọn vẹn (thành tựu Giới), người xuất gia mới đủ tư cách ...
  • Con người ai cũng có tâm mong cầu và lòng sợ hãi. Mong cầu được sung sướng hạnh phúc, được lợi lộc giàu sang, được thăng quan tiến chức… Sợ hãi trước mọi thiên tai dịch họa, bệnh tật hiểm nghèo, tai ương rình rập...
  • Học dở mà tu hay
    20:10:00 - 08/02/2017
    Bình thường thì tu và học phải song hành. Ai cũng biết câu: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là cái đãy đựng sách”. Những ai tinh thông cả pháp học lẫn pháp hành thì tự lợi và lợi tha tròn đủ, viên dung vô ngại. Trong trường hợp không song hành được thì tốt nhất hãy chọn pháp hành. Nói ít mà làm nhiều, học dở mà tu hay cũng vẫn hơn.
  • Chuyện gà trong kinh Phật
    16:47:00 - 05/02/2017
    Có thể nói, hầu hết các thời thuyết giáo, Đức Phật đều vận dụng những hình ảnh để thí dụ giúp người nghe dễ hiểu, lãnh hội được điều Ngài muốn trao truyền. Trong kho tàng văn học Phật giáo, từ Kinh tạng Nikāya cho đến Chú giải Aṭṭhakathā đều có ghi lại những hình ảnh thí dụ đặc sắc ấy.
  • Tạo ba phước nghiệp
    18:54:00 - 22/01/2017
    "Nay vui, đời sau vui” là một trong những tiêu chí tu tập quan trọng của hàng Phật tử. Cụ thể, đời này được hạnh phúc an lạc, đời sau tái sinh vào trời người có đầy đủ phước báo và hội đủ thắng duyên gặp Phật pháp để tiếp tục tu tập cho đến ngày giải thoát. Muốn được như vậy thì Phật tử phải vun bồi phước đức.
  • Sự trói buộc của lưỡi
    22:05:00 - 19/01/2017
    Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra, và nơi mỗi con người khỏe mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt, mặn, đắng, chua hay cay này đều y hệt như nhau. Ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn… Nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai.
  • Làm phước không bao giờ đủ
    22:10:00 - 04/01/2017
    Làm phước hay vun bồi phước đức là một trong những hạnh tu căn bản của người đệ tử Phật. Nhất là với hàng Phật tử tại gia thì việc tu phước có vai trò rất quan trọng vì tương đối dễ làm, và nhờ phước đức nâng đỡ nên mọi phương diện cuộc sống trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn. Trong các việc phước thì bố thí, cúng dường, hộ trì Tam bảo mang đến phước báo thù thắng nhất.