-
Hôm nay trị tận gốc rễ của tâm bệnh mà chỉ dùng một thang thuốc thôi. Như vậy thang thuốc này hơi khó, vì từng thứ thuốc trị từng thứ bệnh thì chúng ta dễ nhận, dễ hiểu, dễ ứng dụng.
-
Bài kinh Kevaṭṭa-Sutta là một bài kinh dài giảng cho một người thế tục trẻ tuổi tên là Kevaṭṭa khi người này đến xin Đức Phật chỉ định một vị tỳ-kheo trong Tăng đoàn thực thi các phép lạ để thu phục được nhiều người hơn. Thế nhưng Đức Phậtkhẳng định là Ngài không hề dạy các tỳ-kheo của mình làm phép lạ, mà chỉ giảng dạy họ phải làm thế nào để biến mình từ một con người bình dị trở thànhmột con người cao quý hơn, đưa mình đến sự Giải thoát cuối cùng và sự Giác ngộ tối thượng. Sự giảng và học ...
-
Và dù ở thời đại nào, Phật giáo vẫn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng đạo đức con người thông qua ngũ giới căn bản nhằm giúp hàng Phật tử thọ trì.
-
Lý do Đức Phật không tụng Giới bổn là theo luật định, hội chúng nghe thuyết giới phải toàn Tỳ-kheo có phạm hạnh trong sạch. Khi một vị mất tư cách Tỳ-kheo thì không được ngồi trong chúng, phải ra ngoài.
-
“Này Hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến đoạn tận vô minh ấy?Thật vậy, này Hiền giả, có con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến đoạn tận vô minh, tức là: Chính tri kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm, Chính định. Thật vậy, này Hiền giả, con đường Thánh đạo tám ngành đưa người này đến đoạn tận vô minh”.
-
Giáo lý trong hệ thống kinh điển của Phật giáo được đức Phật chỉ dạy là một kho tàng mang tính chất nhận thức luận về thế giới quan và nhân sinh quan của vũ trụ. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của Phật giáo là hướng con người đến bờ giải thoát đau khổ, con người là đối tượng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong triết lý của Phật giáo. Chính vì vậy nhân sinh quan Phật giáo mang giá trị nhân sinh sâu sắc.
-
Người học Phật chính là quay về với bản tâm, ta nên nhìn nhận, quán xét trên chính thân, thọ, tâm, pháp qua hành động, lời nói, việc làm. Khi đi biết rõ đứng, biết rõ ta đang đứng, ngồi biết rõ ta đang ngồi, hay khi nằm, khi ngủ, khi ăn, khi thở, hay qua các cử chỉ động niệm của thân, của tâm.
-
Tôi đã giảng bài kệ khai kinh Pháp hoa theo đó Tổ Phước Huệ tóm gọn ý nghĩa của toàn bộ kinh Pháp hoa để chúng ta nhớ và tu.
-
“Lúc này thầy làm gì?” là câu thăm hỏi mà tôi rất thường được nghe. Nếu tôi trả lời “chỉ ở chùa tu” thì họ sẽ nói rằng: “Thầy học hành cũng đến nơi đến chốn mà không làm gì hết, uổng quá vậy”.
-
Dẫu chúng ta chưa thực sự thuần thiện, còn lỗi lầm nhưng đừng bao giờ làm những điều khiến cho mất hết thiện căn công đức. Sống cần có hậu là vậy, phải chừa lại phước đức cho mình và con cháu.
-
Từ bi là bước chân đầu tiên và cuối cùng của đạo Phật in dấu trong cuộc đời.
-
Nhân mùa Vu lan, tôi gợi một số ý về ý nghĩa lễ Vu lan cho Phật tử suy nghĩ, áp dụng vào đời sống tâm linh của mình. Nhớ lại lúc mới đi tu, tôi có đọc một bài thơ về Vu lan làm tôi rất xúc động, nhớ tới cha mẹ, nhất là mẹ và tổ tiên, ông bà của mình.
-
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
-
Theo luật Phật chế, người xuất gia mỗi năm phải cấm túc an cư ba tháng. Khi Phật tại thế, Ấn Độ chỉ có ba mùa, chư Tăng an cư mùa hạ, tức bốn tháng mùa mưa.
-
Trong thế gian này không một ai dám tự hào rằng tự thân chưa bao giờ sai trái hay lầm lỗi thì cần gì phải sám hối. Chúng sinh bị vô minh che lấp căn tánh nên không biết rằng con người mỗi khi động chân cất bước có thể đã tạo tội.
-
Chúng ta tu hành trong hiện tại thì Phật đã nhập diệt lâu xa, đây là nạn lớn. May thay, giáo pháp của Ngài vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền.
|
|