Danh sách tin tức
  • Người đệ tử Phật, tu học theo Phật, dù xuất gia hay tại gia đều phải thiết lập được lợi ích và an lạc ngay trong hiện tại. An lạc ngày sau là lẽ tất nhiên của vận trình nhân quả nếu hiện tại có an lạc. Vì thế, mỗi người hãy vận dụng giáo pháp một cách uyển chuyển và thông minh, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của mình sao cho thực sự có lợi ích và an vui.
  • Phật là bậc giải thoát
    16:41:00 - 27/10/2017
    Phật dĩ nhiên là chính Ngài, với các phẩm hạnh thù thắng không ai có thể sánh của bậc giác ngộ tối thượng. Nhưng kỳ thực, trong tâm tưởng của mỗi người tin Phật thì đều hình dung cho riêng mình một vị Phật khác nhau. 
  • Để trở thành một Phật tử
    15:35:00 - 21/10/2017
    Những người theo đạo Phật thường xuất phát từ hai lý do chính: Một là do ảnh hưởng truyền thống của gia đình; Hai là do tín tâm ngưỡng mộ giáo lý của đạo Phật. Không phải ai đến với đạo Phật không nhằm mục đích là tìm con đường giải thoát, nương tựa vào giáo Pháp của Đức Phật để chuyến hóa tâm tính mà có một số người vì mục đích vụ lợi cá nhân, dần chuyển đạo Phật trở nên mê tín và mất đi ý nghĩa thiết thực của Đạo Phật tại thế gian.
  • Vọng niệm sao băng
    20:26:00 - 13/07/2017
    Đức Phật giảng muôn pháp, cũng là mong chúng sanh thực hành buông mọi hư vọng. Khó tìm thấy pháp nào nằm ngoài đời sống, và mọi tướng trạng của pháp đều hư vọng, thế nên sống là một quá trình buông.
  • Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật. Thực sự, đây là vấn đề bận tâm nhất của Phật. Trong kinh điển, chúng ta thường thấy xuất hiện nhiều từ ngữ như sacca, yathābhūtam, bhūtaṃ, tacchaṃ atthasaṃhitaṃ, tatva, tathatā, dharmatā... là để nói về chân lý, hay sự thật, hay những gì phù hợp với thực tế.
  • Đố kỵ là tâm lượng hẹp hòi, khó chịu, bực bội, ganh ghét những ai có sắc đẹp, danh vọng, quyền lợi, may mắn và thành công hơn mình. Khi chưa dự vào Hiền Thánh thì ai cũng mang trong mình tâm xấu đố kỵ này. Chỉ khác nhau là người nhiều kẻ ít, người bộc lộ hết ra bên ngoài còn kẻ thì giấu nhẹm một phần hay giấu hết vào bên trong. Thậm chí ngay cả những lời chia vui chúc tụng chân thành lắm khi cũng là bề ngoài, còn nội tâm thế nào thì mỗi người tự biết.
  • Cầu nguyện trong đạo Phật
    16:31:00 - 28/06/2017
    Phần lớn chúng ta đều cầu nguyện. Dù tin vào hiệu lực của cầu nguyện hay không, khi đối mặt với những tình huống khó khăn vượt ngoài khả năng của mình, chúng ta cứ lâm râm cầu nguyện.
  • Thế Tôn và chư Thánh đệ tử sống đời du hành, đa phần dừng chân trú tại vườn rừng nên thường thấy trái cây chín. Hình ảnh hết sức bình thường ấy lại được Thế Tôn vận dụng một cách tài tình vào hội chúng của Ngài. Đó là mối quan hệ giữa hình thức với nội dung, giữa tướng trạng và nội tâm, thấy vậy mà đôi khi không phải vậy.
  • Chọn người xuất gia
    19:41:00 - 15/06/2017
    Hôm nay, tôi rất vui mừng được tham dự và chia sẻ kinh nghiệm hành đạo cho Khóa bồi dưỡng trụ trì của Hệ phái Khất sĩ.
  • Ở đời, người ta hay nói hễ cái gì thiếu hụt thì ham muốn, còn đầy đủ quá rồi thì thôi, thậm chí còn sinh ra nhàm chán. Sự thật thì có nhàm chán một số thứ nhưng chỉ tạm thời, lắng dịu được một lát, như ăn no xong thì đói, lại thèm ăn. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ khiến người ta mải đam mê không chán, không dừng như uống nước biển, càng uống lại càng khát. Âu cũng là thân phận của chúng sinh trong cõi Dục, cõi của ham muốn bất tận. 
  • Khi cấm túc an cư chúng ta có cơ hội nuôi dưỡng lại tâm Bồ đề cho vững. Trong ba tháng an cư, chúng ta ngồi yên để soi sáng lại chính mình kiểm điểm lại thấy điều nào còn kém dở, phải sửa đổi và phát huy những gì tốt đẹp.
  • Vọng ngữ tức nói sai sự thật, nói thô ác, nói thị phi chia rẽ, nói xu nịnh để người khác xiêu lòng nhằm tư lợi là căn bệnh cố hữu của chúng sinh. Có thể nói, trong vô vàn nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu thì khổ đau do lời nói thiếu trách nhiệm mang đến nhiều hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa đúc kết ‘mọi tai họa từ miệng mà ra’, lời nói như ‘búa nằm trong miệng’ còn nguy hơn cả gươm đao.
  • Không nói dối
    14:29:00 - 26/05/2017
    Cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có 49 năm đi hoằng pháp gần khắp nước Ấn Độ. Với  trí tuệ uyên bác, đạo đức trong sáng, Ngài thấy con người từ lúc sinh ra đến lúc quy ẩn tổ tiên, nhiều người thường sống và tạo nghiệp xấu cho bản thân và xã hội mà họ không biết: thích họ nói, thích họ làm, ít người nghĩ tới hậu quả ra sao.
  • Cứ mỗi độ xuân sang đến ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, những hàng đệ tử của đức Phật trên toàn thế giới lại hân hoan đón mừng ngày đản sinh của Ðấng giác ngộ. Sự ra đời của đức Phật đã mở ra cho nhân loại một lối thoát khỏi sinh tử khổ đau, mà kiếp nhân sinh phải cưu mang trong nhiều kiếp luân hồi. Tiến trình đản sinh ấy là một thắng pháp vi diệu mà nỗ lực cá nhân thái tử Sĩ Ðạt Ða phải đạt đến.
  • Đức lớn mới thực sự lớn
    20:23:00 - 14/01/2017
    Người đời thường căn cứ vào tuổi đời, địa vị xã hội, vai vế trong dòng tộc để phân định thứ bậc lớn nhỏ, vị trí cao thấp. Người tu thì căn cứ vào tuổi đạo, ai vào đạo trước (thọ giới trước) thì người đó lớn, đi trước, ngồi trên; ai vào sau thì nhỏ nên đi sau, ngồi dưới. Lệ thường là thế, song kỳ thực, tuổi đạo lớn hay nhỏ cũng không phải là vấn đề, quan trọng là vị ấy có giới đức phạm hạnh hay không. 
  • Ngược dòng lịch sử Phật giáo du nhập, ngay từ giai đoạn đầu của Phật giáo Việt Nam, pháp môn Thiền đã được giới thiệu qua các bản kinh An ban thủ ý mà người có công lớn là Tổ sư Khương Tăng Hội. Ngày nay, phương pháp thực tập Thiền là một trong những pháp môn tu tập quan trọng nhất mà nhiều người hướng đến.