-
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật. Kính lễ Phật là đương nhiên vì Ngài là bậc Giác ngộ, phước trí vẹn toàn. Kính lễ Pháp là tất nhiên vì đó là những lời dạy vàng ngọc của Phật. Nhưng kính lễ Tăng một cách như nhiên thì không phải ai cũng làm được bởi nhiều lẽ khác nhau.
-
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca. Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày Đức Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch.
-
”Xuất gia” có nghĩa là xuất Phiền não gia. Chúng ta, mỗi người trên thế gian này, đều đang ở trong cái nhà phiền não.
-
Thuở Phật tại thế, có một vị tỳ kheo số phần xui xẻo. Mặc dù thầy tu hành rất tinh tấn, giới hạnh trang nghiêm mà không bao giờ được no đủ. Số "con rệp" ấy theo đuổi thầy mãi cho tới khi mãn phần, sau khi đã đắc quả A La Hán. Ðến ngày lâm chung, nhờ thần lực của Tôn giả Xá Lợi Phất, vị Tôn sư của thầy, thầy mới ăn một bữa no lòng trước khi lìa đời.
-
“Tín-Nguyện-Hạnh” là ba tư lương của người niệm Phật vãng sanh. Pháp hộ niệm nói lên nói xuống cũng quy tụ vào ba điểm này.
-
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
-
"Khi chúng ta còn chưa hoàn toàn đại triệt, đại ngộ, tâm còn chưa an, còn mê mải sống với sắc dục, thì buộc chúng ta cần phải dùng Pháp (tụng kinh, toạ thiền, niệm Phật, niệm Chú…) để giúp cho tâm An. Nhưng khi tâm An rồi, thì Pháp ấy = thuyền bè phải nên bỏ, chứ mang theo làm gì cho nặng..."
-
Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng…
-
Về giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy, thật rất chất phác và đơn giản. Đức Phật không thảo luần vòng vo về hình nhi thượng, tất cả chỉ nhằm trình bày những kinh nghiệm về lý tính: Đức Phật dạy người ta con đường giải thoát thực tiễn.
-
Trong thời Phật tại thế, vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật pháp là một vị thuần nhất. Chỉ do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau mà thôi.
-
Mọi sự chấp thủ đều được buông bỏ, và mọi phiền não nhiễm ô đều được rửa sạch. Một cảnh giới siêu việt và tịnh lạc như thế được gọi là đời sống của thực tại-vô ngã, tức đời sống Niết bàn. Do đó, Vô ngã chính là Niết bàn.
-
Nghề nghiệp thành công là kết quả được đào luyện trong quá trình học hỏi. CònChính Nghiệp là cách tu để giúp cho lối sống, có một kết quả giải thoát an lạc rõ ràng trong thân và tâm của mình.
-
Tinh thần phương tiện đúng đắn của Phật giáo chính là thông qua phương tiện sẽ trui rèn ý chí, mài giũa nhân cách và làm hiển lộ cứu cánh nội tâm thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt, từ bi tràn đầy.
-
Một đoạn trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh "... không vô mình hay diệt tận vô mình, cho đến không già chết hay diệt tận của già và chếr (vô vô mình diệc vô vô mình tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận.)" là nói đến Mười Hai Nhân Duyên. Mười Hai Nhân Duyên là lý do con người ờ trong chu kỳ sanh từ bất tận. Chuỗi Mười Hai Nhân Duyên bao gồm: Vô Minh................
-
Hạnh phúc hay đau khổ đều bắt nguồn từ những hành động trong quá khứ của ta. Vì vậy, ta có thể giải thích nghiệp một cách dễ dàng trong một câu ngắn gọn: nếu ta làm việc thiện hảo thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nếu ta làm việc xấu thì mọi việc sẽ bất hảo.
-
Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình. Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác.
|
|