-
Để duy trì đạo mạch trường lưu, huy hoàng chốn Tổ, góp phần xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại phiên họp truyền thống định kỳ thường niên của Môn phái Tổ đình Tường Vân vào ngày 22 tháng Giêng năm Đinh Dậu (18-2-2017), toàn thể chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong môn phái đã đồng tâm nhất trí cung thỉnh HT.Thích Chơn Tế trú trì tổ đình Tường Vân và trưởng môn phái.
-
Tỉnh Bắc Giang đang tích cực chuẩn bị cho lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà (nằm trên địa bàn xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên) và khai hội chùa Bổ Đà vào ngày 13/3 (tức ngày 16/2 âm lịch).
-
Theo nội dung văn bản số 1194/VP-ĐT, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã chỉ đạo về việc lập quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách, huyện Quốc Oai.
-
Ngày 31-1 (nhằm mùng 4 Tết-Đinh Dậu), chùa BôTumVongSa SomRông (P.5, TP.Sóc Trăng) tổ chức lễ khánh thành ngôi sa-la (nhà hội họp), góp phần đáp ứng tốt nhu cầu tu tập, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào, Phật tử, sư sãi Khmer nơi đây.
-
Bên cạnh các công trình kiến trúc Phật giáo Bắc tông mang đậm chất cổ kính và trầm mặc, thì những ngôi chùa Nam tông Khmer lại khoác lên mình một vẻ nguy nga, diễm lệ rất riêng, với những “cái đẹp” tô điểm thêm vào nét trang nghiêm, thanh tịnh, như chính tinh thần Phật giáo chứa đựng ở mỗi mỗi bên trong…
-
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
-
“Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Đó là khung cảnh thanh bình quen thuộc của một làng quê. Chùa quê thường nép mình dưới hàng cây, nằm cạnh những nếp nhà tranh của cư dân trong làng, chan hòa bình dị.
-
Chùa Thiên Ấn tọa lạc trên đỉnh núi Ấn thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết:“Chùa Thiện Ấn trên núi Thiền Ấn, huyện Bình Sơn. Hồi đầu bản triều, ngự bút đề biển ngạch là “Thiên Ấn tự”. Chùa ở trên đỉnh núi, cây cối tốt tươi, tăng đồ đông đúc, bốn mùa hương hoa không dứt, cũng là nơi thắng tích”1. Sách không ghi chép lịch sử gì bổ ích, chú trọng tả cảnh quan ngôi chùa.
-
Trên ngọn đồi Sinh Trung, chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa tọa lạc tại số 132 đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
-
Chùa Âng, Vĩnh Tràng hay Đất Sét là những công trình kiến trúc độc đáo du khách nên ghé qua nếu có dịp đến miền Tây Nam Bộ mùa nước nổi.
-
Cổ tự Hoằng Phúc là đại kiến trúc Phật giáo cổ nhất đất Quảng Bình với cả ngàn năm lịch sử. Nơi đây không chỉ nổi danh chốn thiêng được vua chúa 4 lần viếng thăm, ngự ban sắc phong mà còn lưu truyền nhiều giai thoại. Đặc biệt, chùa hiện lưu giữ nhiều báu vật vô giá, trong đó có tượng Phật Cửu Long, được cất giữ tuyệt mật.
-
Chùa Trúc Lâm Tà Lùng (thị trấn Tà Lùng, Phục Hòa, Cao Bằng) được coi như "cột mốc tâm linh" nơi phên dậu biên cương Tổ quốc.
-
Hải tặc chỉ có nghĩa là cướp biển. Trên vùng đất Hà Tiên xưa của Việt Nam cũng có cướp biển, do đó người Pháp vẽ bản đồ đã gọi nhóm Hòn Tre là “Quần đảo Hải Tặc” (Iles des pirates).
-
Chùa Vinh Phúc tọa lạc tại thôn Quan Độ, xã Vân Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vừa được UNESCO trao chứng nhận “Việt Nam linh thiêng cổ tự”.
-
Sáng ngày 6-4-2015, ông Vy Văn Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã ký Văn bản số 270/UBND-VX về việc đặt tên chùa tại cửa khẩu Tân Thanh thuộc xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng.
-
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam Định nói riêng và của nền văn hóa châu thổ sông Hồng nói chung. Đây là một ngôi chùa cổ xuất hiện từ thời nhà Lý, có tên tự là chùa “Thần Quang”tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Trải qua quá trình tôn tạo trùng tu, chùa có dáng vẻ, sắc thái riêng; trong đó đặc biệt nổi bật là phong cảnh kiến trúc độc đáo, mang yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương ...
|
|