-
Đất nước Trung Quốc, với nền văn hóa vĩ đại tồn tại liên tục suốt mấy ngàn năm, vẫn luôn là một trong những cái nôi minh triết của nhân loại, dù trên thế giới hiện nay, hai chữ Trung Quốc thường bị đồng hóa với những hình ảnh không được mấy tốt đẹp, như tham vọng trong chính trị, lừa đảo trong sản xuất, dối trá trong kinh doanh, dung tục trong ứng xử.
-
Các nhà khảo cổ học làm việc tại khu khai quật ở Thổ Cốc Thạch Quật, Tân Cương (新疆,吐峪溝石窟), nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc, công bố đã tìm thấy một bản kinh cổ đại được cho là bản sao của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (摩訶般若波羅蜜多經), được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ của Tam Tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang (618- 907).
-
Đối với Tăng Ni thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông thì chú Lăng nghiêm không có gì là xa lạ.
-
Trong đợt xét công nhận bảo vật quốc gia năm 2017, Nghệ An vinh dự có 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là hiện vật Hộp đựng xá lị, Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi và Muôi cán tượng voi. Và chúng ta tìm hiểu vì sao 3 hiện vật đó lại được trở thành bảo vật quốc gia.
-
Mật hạnh là việc làm thiện hạnh giữ kín không tiết lộ, nói như tục ngữ Trung Quốc, là tích âm đức hay còn gọi là âm công (có quan niệm cho rằng làm việc nhân đức trên dương gian đều được ghi công ở âm phủ).
-
Kể từ thời điểm Phật giáo khai sinh và nở hoa khắp mọi miền thế giới, hễ mỗi khi nói đến hình ảnh một vị Phật xuất hiện trong tương lai, phần lớn người ta thường nhắc đến đầu tiên là Bồ-tát Di Lặc, hình ảnh vị Bồ-tát Đại sĩ được tôn thờ phổ biến trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền. Danh hiệu Ngài vốn không chỉ quen thuộc đối với Phật tử Đại thừa, mà cũng xuất hiện rất nhiều trong kinh điển Pāli thuộc bộ phái Theravāda.
-
Có thể nói từ khi loài người hiện hữu trên trái đất này, hầu như ai cũng nghĩ về đời sống tinh thần và cội nguồn của mình. Vì thế, con đường tâm linh đã được nhiều người lý giải, triển khai theo nhiều hướng khác nhau.
-
Dĩ nhiên, con đường tu tập theo truyền thống Phật giáo Việt Nam sẽ vẫn còn được duy trì để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng phật tử Việt di cư tại Mỹ, bởi vì người Việt thuộc thế hệ thứ nhất và một rưỡi vẫn còn nặng lòng với truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù chỉ để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng phật tử Việt thì việc điều chỉnh các kỹ thuật của phương pháp tu tập cho thích hợp với môi trường truyền bá mới vẫn cần thiết, nhất là cho các thế hệ phật tử Việt tương lai và ...
-
Ý nghĩa xuất gia, thành đạo và thuyết pháp giáo hóa của Đức Phật là ba vấn đề chính mà quý thầy cô cần suy nghĩ để khéo vận dụng những lời dạy trong kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa.
-
Avalokiteśvara là vị Bồ-tát được thờ phụng phổ biến nhất tại các nước theo Phật giáo ở Đông Á. Do đó không ngạc nhiên rằng nhiều nghiên cứu học thuật đã tập trung vào tín ngưỡng và thực hành liên quan đến Avalokiteśvara ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.
-
Đầu tiên, đoạn ham muốn và tiếp theo là khử ái là tình cảm bên trong. Chúng ta là những người cắt ái ly thân, nhưng trên thực tế có ly được không. Nếu liên hệ với gia đình và suy nghĩ thế gian chúng ta còn, thì thân xuất gia nhưng tâm chưa vào đạo, đó là điều nguy hiểm.
-
Phật giáo truyền thừa hơn 2.600 năm đến nay, đã viết nên trang lịch sử huy hoàng về nhiều mặt, như nghệ thuật, văn hóa, phiên dịch, triết học, trong đó luân lý Phật môn - đạo thầy trò - mối quan hệ Tăng luân không thể thay thế giữa sư phụ với đồ đệ thọ pháp, càng đáng được phát huy, làm rạng rỡ truyền thống.
-
Các Tăng Ni sinh có điều kiện học với các giáo thọ sư đều có học vị và tốt nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau, nhiều trường đại học khác nhau và mỗi vị cũng có những lãnh vực chuyên môn khác nhau. Vì vậy, mỗi vị có lập trường riêng theo công trình nghiên cứu của mình, cho nên đôi khi các giáo thọ sư trình bày kiến giải không giống nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau.
-
Tôn giáo là một tổ chức có hình thái thờ phụng, có đấng để tôn thờ, có lễ nghi đặc thù, có giáo lý, có quy tắc; giải thích hiện tượng thực hữu và phi thực hữu; có tín đồ và có người thừa hành lãnh đạo tổ chức…
-
Theo Phật giáo, có ba loại bố thí: bố thí cho ăn xin, bố thí cho bạn hữu và bố thí cho vương giả. Bố thí cho ăn xin là lấy phần dư, tiền lẻ, quần áo cũ không dùng nữa của mình cho bớt. Bố thí cho bạn hữu thì có đầu tư thêm chút đỉnh, nhưng vẫn giữ lại cho mình phần lớn, phần đẹp, phần ngon hoặc chí ít cũng ngang bằng nhau. Còn bố thí cho vương giả giống như người có món gì siêu lạ, siêu ngon dù bản thân chưa nếm thử nhưng vẫn dâng lên cho người trên trước...
-
Cầu an và cầu siêu là hình thức tín ngưỡng có từ ngàn xưa, khắp nơi trên thế giới, dưới những biểu hiện khác nhau tùy theo vùng văn hóa và dân tộc.
|
|