-
Năm 1987 đức vua đời thứ IV của Vương quốc Bhutan đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Finacial Times rằng, chính sách của vương quốc hướng tới Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH) hơn Tổng sản phẩm quốc dân (GDP): Chúng tôi tin tưởng có thể hướng tới mục tiêu mang lại hạnh phúc và niềm an lạc cho người dân. Dù chúng tôi có mất 5 năm hay 10 năm để tăng thu nhập và tăng trưởng thì cũng chưa chắc đảm bảo được hạnh phúc, bao gồm sự ổn định chính trị, hòa hợp xã hội cũng như văn hóa và lối sống người Bhutan.
-
Ý nghĩa xuất gia, thành đạo và thuyết pháp giáo hóa của Đức Phật là ba vấn đề chính mà quý thầy cô cần suy nghĩ để khéo vận dụng những lời dạy trong kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa.
-
Phật tử là người đã quy y Tam bảo, phát nguyện quay về nương tựa ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng, giữ gìn năm giới, sống đời sống đạo đức theo tinh thần Phật dạy.
-
Khi thực hành thiện sự ở thế giới hiện đại phức tạp như ngày nay, hành giả phải tập không sinh tâm chấp thủ vào việc làm lành của mình hay bất kể pháp nào mà luôn tác ý từ duy: do duyên mà làm, đủ nhân duyên là sinh, hết duyên là tan, tất cả đều huyễn hoặc, không có thật tướng.
-
Tư duy là gì? Hiểu một cách đơn giản là nghĩ ngợi, suy xét (gọi chung là suy nghĩ) về một cái gì đó trước khi biến nó thành hiện thực bằng lời nói và việc làm. Chánh tư duy theo nghĩa thông thường là suy nghĩ chín chắn, đúng đắn về sự vật và hiện tượng để có hướng xử lý và cải tạo chúng phù hợp với cuộc sống.
-
Ngày 22/07/2017, tại chùa Phật Học Xá Lợi, Trung tâm Nghiên cứu PGVN đã diễn ra buổi tọa đàm “Tìm hiểu hệ thống Kim Cương thừa hiện nay trên thế giới và Việt Nam”.
-
Thời Phật tại thế, Tôn giả A-nan được xem là người có khả năng ghi nhớ toàn bộ những lời dạy của Đức Phật. Thẩm quyền đặc thù đó là do phước nghiệp của bản thân cộng với kết quả của hai mươi lăm năm làm thị giả cho Đức Phật1.
-
Đức Phật giảng muôn pháp, cũng là mong chúng sanh thực hành buông mọi hư vọng. Khó tìm thấy pháp nào nằm ngoài đời sống, và mọi tướng trạng của pháp đều hư vọng, thế nên sống là một quá trình buông.
-
Kinh Pháp hoa rút gọn còn bốn chữ Diệu pháp Liên hoa. Phật giáo Tây Tạng triển khai bốn chữ này thành Om Ma Ni Pad Me Hum.
-
“Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”(Trịnh Công Sơn)
-
Hôm nay có lễ quy y cho Phật tử, nên trước khi giảng về chủ đề chính, tôi nói về ý nghĩa quy y Tam bảo. Sau khi Đức Phật thành đạo ở cội bồ-đề, Ngài tới Lộc Uyển thuyết pháp đầu tiên để độ năm anh em Kiều Trần Như, giúp họ đắc quả vị A-la-hán.
-
Thật vậy, về mặt thế tục đế, nhìn từ góc độ văn hóa người ta có thể thấy Phật giáo là một thành tựu văn hóa, nhìn từ khía cạnh giáo dục sẽ thấy Phật giáo là một hệ thống giáo dục, nhìn từ khía cạnh lễ nghi tín ngưỡng thì thấy một hình thức tôn giáo.
-
Hơn hai ngàn năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã luôn thể hiện được sức sống mãnh liệt, thể hiện sự hòa nhập vào lòng quốc gia mà đạo Phật đã đến. Có được điều đó chính là từ tính tùy thuận của Phật giáo và đặc biệt là từ những cốt lõi trong giáo lý, kinh sách: “Phật pháp bất ly thế gian giác” (giáo pháp Phật không thể xa rời cuộc sống của thế gian mà phát triển được).
-
Vào đầu thế kỷ thứ 8, Vương quốc Medang (Sanjaya-gọi theo tên vương triều cai trị) ảnh hưởng Ấn Độ giáo và tín ngưỡng thờ thần Shiva, là một nhà nước từng tồn tại ở Trung Java, sau đó là ở Đông Java và Bali từ khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 10. Đây là nhà nước theo đạo Phật và đạo Hindu. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử của Indonesia thì nhà nước này tên là Medang và Mataram là kinh đô đầu tiên và lâu nhất của nó.
-
Sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định quán chiếu, Phật Thích Ca thành đạo dưới cội bồ-đề. Ngài bèn trở lại vườn Lộc Dã, nơi Ngài tu khổ hạnh cùng năm anh em Kiều Trần Như trước kia, giảng đạo cho họ nghe. Bài giảng đầu tiên đó nói về Tứ Thánh đế, khổ và cách diệt khổ.
-
Đi tìm cái vô hạn hay đi tìm biên tế tối sơ của vũ trụ và con người là để trả lời câu hỏi làm day dứt tâm hồn nhân sinh: “Có thể bằng đôi chân vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sinh, không già, không chết được chăng”?
|
|