-
Theo Phật giáo, có ba loại bố thí: bố thí cho ăn xin, bố thí cho bạn hữu và bố thí cho vương giả. Bố thí cho ăn xin là lấy phần dư, tiền lẻ, quần áo cũ không dùng nữa của mình cho bớt. Bố thí cho bạn hữu thì có đầu tư thêm chút đỉnh, nhưng vẫn giữ lại cho mình phần lớn, phần đẹp, phần ngon hoặc chí ít cũng ngang bằng nhau. Còn bố thí cho vương giả giống như người có món gì siêu lạ, siêu ngon dù bản thân chưa nếm thử nhưng vẫn dâng lên cho người trên trước...
-
Cầu an và cầu siêu là hình thức tín ngưỡng có từ ngàn xưa, khắp nơi trên thế giới, dưới những biểu hiện khác nhau tùy theo vùng văn hóa và dân tộc.
-
Tự tánh tuyệt đối không khác với tự tánh ngôn ngữ, vì cái sau có tự tánh của nó là tánh chất nhị nguyên mà không hiện hữu trong khi cái trước có tự tánh của nó là sự không có tánh chất nhị nguyên đó. Ngược lại, tự tánh ngôn ngữ được biết là không khác với tự tánh tuyệt đối vì cái sau có tự tánh của nó là tánh chất nhị nguyên mà không hiện hữu.
-
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm, vị Bồ-tát biểu tượng cho thể tính đại bi hay tình yêu phổ quát, được sùng bái rất thịnh hành trong các giới Phật tử. Vậy nguồn gốc danh hiệu, yếu chỉ tu tập và hành đạo, cùng các đặc điểm hành nguyện của vị Bồ-tát này như thế nào?
-
Khi nghĩ về vương quốc cổ Baekje nơi mà Phật giáo đã đặt bước chân đầu tiên trên lãnh thổ ngày nay là Hàn Quốc, người Việt Nam không khỏi bâng khuâng nhớ lịch sử xưa nước mình với “mái chùa che chở hồn dân tộc” khởi nguyên từ xứ sở Giao Châu.
-
Sự tiến bộ nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) đã tạo ra một sáng kiến gần đây, nhằm thuyết phục các kỹ sư, lập trình, và những người khác ưu tiên xem xét về mặt đạo đức trong công việc của họ - nhưng hầu hết chúng đều bắt nguồn từ các quốc gia giàu sang phú quý ở phương Tây.
-
Tóm lại, từ những ngày đầu quá trình hình thành và phát triển, các quốc gia trong vùng đã ghi nhận sân khấu truyền thống, cùng với các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, luôn tồn tại gắn bó với nhau. Trong tiến trình giao kết, vai trò của Phật giáo làm chất men thúc đẩy lòng hướng thiện của con người thông qua tác phẩm trên sân khấu truyền thống và người thể hiện trước công chúng.
-
Chủ đề khổ vui tùy theo hoàn cảnh, tùy theo quan niệm của mỗi người. Nói rõ hơn, con người có nghiệp thì khổ vui tùy theo quan niệm là một lẽ, nhưng đúng là tùy nghiệp của con người mà thôi.
-
Trong “Kinh tế học Phật giáo”, hạnh phúc được định nghĩa bởi khái niệm liên kết. Tất cả mọi người, tất cả chúng sinh, đều phụ thuộc lẫn nhau và với thiên nhiên. Hạnh phúc đến từ việc đảm bảo rằng mọi người có cuộc sống thoải mái, đàng hoàng và tương tác với nhau, sự quan tâm lẫn nhau, hài hòa cùng thiên nhiên một cách có ý nghĩa.
-
Khi nói đến lịch sử thời Lý - Trần, là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia Phật giáo, bởi Phật giáo đã thể nhập toàn diện vào đời sống con người, xã hội và dân tộc ta thời ấy. Nhờ tín ngưỡng Phật giáo mà dân tộc ta có được sự cấu kết lòng dân trong việc dựng nước và giữ nước để đánh bại giặc ngoại xâm. Đó là ba cuộc kháng chiến đại thắng Nguyên - Mông vĩ đại. Nhìn lại lịch sử thời Trần, chúng ta càng thấy vị trí và vai trò không nhỏ của đạo Phật trong việc giữ nước an dân. Về điều này, ...
-
Đức Phật không phải là một nhà chính trị, Ngài không chủ trương kinh bang tế thế, thiết lập quy chế nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật. Đức Phật là Đấng Đạo sư, một nhà đạo đức, tâm linh đồng thời là một nhà giáo dục, Ngài mở rộng phạm vi đóng góp cho tất cả chúng sinh chứ không giới hạn ở một quốc gia, dân tộc nào.
-
Nếu như A-la-hán là hình tượng tiêu biểu trong Phật giáo Nguyên thủy thì Bồ-tát là hình tượng điển hình trong Phật giáo Đại thừa.
-
Khi Ngài Thích Minh Châu bước ra từ phòng khách, tôi lại được diện kiến một người đàn ông trung niên cuộn trong bộ y màu vàng cam, dáng vẻ thanh thản, tự tại toát ra một phong vị thanh lành và sáng suốt trông hoàn toàn giống như vị tu sĩ Phật giáo mà tôi đã gặp 2 năm trước.
-
Từ thiện là những việc làm nhân từ, phước thiện hay những việc thiện xuất phát từ lòng nhân từ. Bất kỳ cá nhân, tổ chức xã hội nào có thiện tâm, giàu lòng nhân ái và nhận thức được tầm quan trọng của những hành động yêu thương, đùm bọc, sẻ chia đều có thể làm từ thiện chứ không chỉ riêng các tôn giáo. Tuy nhiên, từ thiện trong Phật giáo có ý nghĩa đặc thù hơn, cần được hiểu đúng với nội dung của nó.
-
Trong Bát Chánh đạo, Đức Phật xếp chánh ngữ vào vị trí thứ ba, sau chánh kiến, chánh tư duy. Chánh ngữ là gì? Đức Phật dạy: “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Này các Tỷ-kheo, đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ” (Kinh Tương ưng bộ). Hay nói cách khác, chánh ngữ là lời chân thật, lương thiện, đúng đắn, chính đáng.
-
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
|
|