-
Xuân về mang tới cho chúng ta sự an lạc. Người ta thường nghĩ mùa xuân tính theo thế gian nằm trong bốn mùa một năm là xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân mở đầu một năm tiêu biểu cho sự sanh trưởng. Qua mùa hạ tiêu biểu cho sự trưởng thành và đến mùa thu thì công việc đã chín chắn, sang mùa đông chấm dứt một năm.
-
Truyền thống Đông phương thường nhắc nhở mọi người ăn ở, sống và ứng xử sao cho cuối cùng đạt được cuộc sống hoàn mỹ, còn giáo lý nhà Phật khuyên chúng ta hãy cố gắng tu tập hướng đến mục tiêu chính là cuộc sống hướng thiện, giải thoát, tự tại. Vì thế, mọi người cần có sự chân thật, hướng về nẻo thiện và đạt được thẫm mỹ nơi thân tâm mình. Người nào đạt được ba điều đó thì người ấy hạnh phúc nhất trần gian.
-
Nguyên tác: Distinguishing Dharma from Asian Culture. Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, July 2010.
-
Mỗi năm một lần, khi những nụ mai vàng bắt đầu hé nở báo hiệu tết cổ truyền đã về cũng là lúc các sinh viên Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đều thành kính tổ chức Lễ Tri ân những người hiến xác cho khoa học. Đây là một dịp để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thầy thầm lặng, những người đã cống hiến thân xác cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa.
-
Sáng nay, 24 tháng Chạp năm Giáp Ngọ (12-2-2015), Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm Thánh tử đạo - nữ huynh trưởng Nguyên Thương - Đào Thị Yến Phi vị pháp thiêu thân (1965-2015) tại công viên Yến Phi, trước UBND tỉnh Khánh Hòa - bên cạnh đường Trần Phú (TP.Nha Trang).
-
Chư Tăng kính thần, tọa thiền, tụng kinh, hội họp bạn bè... trọn ngày đều không thể thiếu trà. Trong Thiền tông, trà đạo đã thể hiện bầu không khí tự nhiên, giản dị, dưỡng tánh, tu thân, cũng dung hợp những tình cảm tư tưởng của Nho gia và Đạo gia.
-
Kinh Kevaddha (Trường bộ kinh II) có ghi:
“Một hôm có người đề nghị Đức Phật cho một vài vị đại đệ tử biểu diễn các phép thần thông như đi trên nước, bay giữa hư không, xuyên qua vách đá v.v… để thu hút quần chúng và tăng thêm niềm tin cho tín đồ.
-
Sáng nay, 8-2 (nhằm ngày 20-tháng Chạp-Ất Mùi), Ban Quản trị tổ đình Ấn Quang, môn đồ tứ chúng đã tổ chức lễ hiệp kỵ tưởng niệm lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thiện Hòa, nguyên Phó Tăng thống GHPGVNTN; cố Đại lão HT.Thích Thiện Hoa, nguyên Viện Trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN và chư tiền bối hữu công trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo.
-
Hãy cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh quý giá về Phật viện Đồng Dương được Viện Viễn Đông Bác Cổ Đông Dương phát hiện đầu TK XX.
-
Từ hàng nghìn năm nay, con người vẫn luôn tìm tòi, khám phá để trả lời câu hỏi kinh điển nhất: “Liệu có hay không cuộc sống sau cái chết”.
-
Bố thí, cúng dường là một trong những hạnh tu căn bản và phổ biến của hàng Phật tử. Tuy nhiên, để công đức bố thí cúng dường được trọn vẹn và đủ đầy thì người thực hành hạnh thí xả cần phát huy tuệ giác, bố thí đúng thời.
-
PHÁT TRIỀN MỘT XÃ HỘI LÀNH MẠNH
CĂN CỨ TRÊN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG, HỒI GIÁO, KI TÔ GIÁO, KHỔNG GIÁO VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CĂN BẢN CỦA LOÀI NGƯỜI
-
Theo Phật giáo Bắc tông thì đức Phật Thích Ca đã tìm ra được Chân Lý, chứng ngộ đạo quả dưới cội Bồ Đề, sáng sớm ngày mùng tám tháng chạp âm lịch. Cứ theo truyền thống, mỗi năm chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày trọng đại đó gọi là Lễ Thành Đạo, đánh dấu bước đường mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã đi qua, bước đường mà tất cả chúng sinh cũng sẽ đi qua, mau chậm tùy trường hợp.
-
Đối với Phật Giáo thì lòng vị tha là một cảm tính mong sao kẻ khác tìm được hạnh phúc, và cảm tính ấy cũng tương tự như lòng từ bi - tức lòng ước mong làm tan biến mọi khổ đau và cả các nguyên nhân mang lại khổ đau mà người khác đang phải gánh chịu. Lòng vị tha ấy không giản đơn chỉ là các cảm tính cao quý, mà từ căn bản còn là những cảm tính thích nghi mang cùng một bản chất hài hòa với bản thể tự nhiên của mọi sự vật.
-
Đêm Bồ-tát Siddhartha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavatthu chìm trong im ắng và hoang lạnh. Không khí chia ly buồn thương man mác như bao trùm khắp các ngã đường của kinh thành mỗi nơi Ngài đi qua.
-
Khi Thái tử Sĩ-đạt-ta từ bỏ hoàng cung giữa đêm khuya, vượt thành, cắt tóc xuất gia, khoác áo sa-môn, trải qua những tháng năm dài lên đường tầm sư học đạo. Đầu tiên ngài đến với vị đạo sĩ thời danh là Alàràma Kàlàma. Không bao lâu, Ngài đã thâm nhập những áo nghĩa của thầy và thực tập thiền định đến cảnh giới Vô sở hữu xứ (Akincannayatana) là từng định thứ ba của cõi trời Vô sở hữu. Đây là dạng an định bằng một kỹ thuật trực giác, hay còn gọi là Thiền Cảm giác; còn định còn an lạc, hết định ...
|
|