Ý thức hệ sẽ hình thành nhân cách một con người
21:57:00 - 04/06/2015
(PGNĐ) - Loại thức ăn thứ tư gọi là Thức thực. Thân thể chúng ta được hình thành ngày hôm nay đẹp hay xấu là do tác động của ý thức, trong đó gồm có Chánh báo và Y báo. Chánh báo là thân thể này gồm có thân và tâm. Y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh ta đang sống. Vì thói quen được huân tập lâu ngày từ nhiều kiếp xưa nên bây giờ ta có Chánh báo và Y báo.
Chánh báo và Y báo đều là sự biểu hiện của tâm thức được hình thành qua nền tảng nhân quả. Loại thức ăn thứ tư này rất quan trọng vì nó là phần tinh thần. Tâm tư sáng suốt, hành động lương thiện sẽ giúp chúng ta tiếp nhận các món ăn trong sáng, từ bi và trí tuệ. Nếu trong quá khứ tâm thức đã tiếp nhận thức ăn độc hại quá nhiều thì ngày nay tâm thức ta biểu hiện ra Chánh báo, Y báo không lành mạnh mà còn tối tăm, mờ mịt.
Những gì ta suy tư trong thấy-nghe-ngửi-nếm và tưởng tượng là những thứ được cất giữ trong kho chứa tâm thức. Nếu kho tâm thức này chứa vô minh, tham lam, ích kỷ, oán giận, thù hằn và phiền muộn, khổ đau thì khi đủ duyên chúng sẽ phát sinh.
Chính vì vậy, chúng ta phải biết phân loại những thức ăn đưa vào kho tâm thức, phải nên đưa từ-bi-hỷ-xả, lòng bao dung độ lượng, giúp đỡ và sẻ chia, yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống để nuôi dưỡng tâm thức mỗi ngày.
Đức Phật đã dùng phương tiện hình ảnh một người tử tù đang bị vua hành hình để nói về Thức thực. Buổi sáng vua ra lệnh lấy 300 cây kim đâm vào thân thể người tử tội, đến chiều tối vua hỏi, “kẻ tử tù đó bây giờ ra sao?” Viên cai ngục trả lời, “tâu bệ hạ, nó vẫn còn sống nhưng rên la thê thảm lắm!” Phật dùng ví dụ này để nhắc nhở chúng ta đừng nên hành hạ tâm thức của mình y như thế, đừng đâm 300 mũi kim của độc tố tham lam, giận dữ, si mê, ganh ghét, tật đố, hận thù, bạo động và sợ hãi vào kho tâm thức của chúng ta mỗi ngày.
Bốn thí dụ trên được ghi lại trong Kinh Tử Nhục. Tử Nhục là thịt của đứa con. Hai vợ chồng và đứa con cùng đi qua sa mạc nhưng nửa đường hết thức ăn, nếu không có cả ba đều chịu chết, cuối cùng hai người đành phải giết con để ăn mà vượt khỏi sa mạc. Bốn ví dụ nghe rất khiếp đảm và ghê sợ, mục đích chính nhằm răn bảo chúng ta phải sáng suốt gìn giữ thân-miệng-ý để đừng làm tổn hại cho mình và người.
Ăn uống là nhu cầu chính yếu hằng ngày, khi ăn ta phải tỉnh giác biết rõ thức ăn nào không làm tổn hại thân tâm, trong khi ăn phải biết mình đang ăn, thức ăn ngon hay dở đều biết rõ; mặn, lạt, chua, cay ta đều biết nhưng không để tâm bị lôi kéo về quá khứ hay mơ mộng đến tương lai hoặc quá lo lắng mà đánh mất mình trong hiện tại.
Trước khi ăn mọi người nên quán tưởng như sau: Cơm ngày ba bữa thường nhớ công khó nhọc của kẻ nông phu. Thân mặc ba y hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt. Thuốc thang giường chõng bởi do sự nhín ăn bớt mặc của tín thí khắp nơi. Học đạo tiến tu nhờ lòng từ dạy răn của thầy Tổ. Nguyện cho thí chủ và tất cả chúng sinh phước huệ song tu, nhân tròn quả giác, kẻ mất người còn đều trọn thành Phật đạo.
Trước khi ăn ta quán tưởng như thế để tâm hằng nhớ ghi huân vào kho tâm thức, do đó khi đưa thức ăn vào miệng ta nhìn thấy rõ thức ăn ấy với con mắt tỉnh giác. Ta ăn để mà sống, ăn vì thành tựu đạo nghiệp chứ không phải sống để mà ăn.
Khi ăn ta nhìn miếng đậu hũ như một dược liệu thuốc thang để chữa bệnh đói khát, nhờ vậy ta thấy rau cải, nước tương là đại sứ của đất trời đến với ta để nuôi dưỡng thân này. Lòng ta tràn đầy niềm biết ơn và hoan hỷ, vui vẻ với những người đã gieo mầm sống để chúng ta dưỡng thân mà tu tập. Khi nhai ta nhai trong ý thức, ta biết rằng mình đang tiếp xúc với những chất liệu trong sáng, lành mạnh.
Thường khi ăn nếu không tỉnh giác ta sẽ nhai những buồn thương, giận ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua và lo lắng. Vô tình ta đang nhai quá khứ và tương lai mà đánh mất mình trong hiện tại. Ta nhai đều đặn thức ăn rau cải được trộn chung với cơm sẽ trở thành chất loãng, nhờ vậy rất dễ tiêu và bổ dưỡng, không bị bón kiết. Như thế ta không cần phải ăn quá nhiều mà dinh dưỡng vẫn đầy đủ để nuôi dưỡng thân khỏe, tâm an.
Thích Đạt ma Phổ Giác
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|