-
Lộ trình tu tập của người đệ tử Phật là chuyển nghiệp và hướng đến dứt nghiệp. Chuyển nghiệp là pháp tu căn bản, nỗ lực chuyển hóa ba nghiệp thân khẩu ý từ xấu ác sang hiền thiện. Dứt nghiệp là pháp tu chuyên sâu, thanh tịnh ba nghiệp nhằm vượt thoát sinh tử luân hồi, chứng đắc các Thánh quả ngay trong đời này.
-
Một lần ở tinh xá Kỳ Viên, Thế Tôn dùng móng tay lấy tí đất và cho biết rằng, người có lòng từ, luôn thương yêu chúng sinh thật ít ỏi, như đất dính trong móng tay của Ngài. Còn người không có lòng từ thì mênh mông như đất ngoài sơn hà đại địa.
-
Theo sự tích Đức Phật, Thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng gia và cung điện để tìm con đường giải thoát cho chúng sinh, ban đầu Ngài cùng tu với năm anh em Kiều Trần Như với pháp tu khổ hạnh.
-
Con người sống và làm việc để mưu cầu cho bản thân cùng gia đình được an vui, hạnh phúc. Hạnh phúc bình thường đó là có được tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống và ngủ nghỉ (ngũ dục) hay sống với cảnh đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái (ngũ trần).
-
Người xưa thường lấy những sự vật xung quanh đời sống con người để so sánh, đối chiếu, ước lượng với một điều gì đó. Như trời xanh để ước lượng về sự cao thấp, như địa cầu để so sánh với nặng nhẹ, như gió cuốn để đối chiếu với sự nhanh chậm, như cỏ cây chen chúc để nói về số lượng ít nhiều. Dù không mấy chính xác so với các đơn vị đo lường hiện đại nhưng cách tiếp cận của người xưa lại gần gũi, dễ liên tưởng và hình dung hơn.
-
Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất.
-
Một lần Thầy nói, phải thấy tánh trước, vì chưa thấy tánh thì làm gì cũng sai.
-
Cúng Đại bàng là một nghi thức trong lễ Quá đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Ngoài những ý nghĩa truyền thống mang tính chất tâm linh siêu hình, nghi thức đó còn mang ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc.
-
Ở đời có lắm mối nguy, ai cũng sợ nguy hiểm và tìm cách đề phòng. Tuy vậy, theo tuệ giác của Thế Tôn, mối nguy lớn nhất ở đời là không biết như thật về già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não của kiếp người.
-
Tranh giành, tranh đấu, tranh cãi, tranh đua là những tập khí cố hữu của chúng sinh. Cội nguồn của mọi sự tranh chấp ấy là tham dục và kiến dục.
-
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Mahāmoggallāna) là bậc A-la-hán thần thông đệ nhất trong mười Đại đệ tử của Đức Phật. Nhờ thần thông quảng đại nên Tôn giả thấy biết nhiều chuyện mà người phàm chẳng thấy bao giờ.
-
Buôn chuyện là niềm vui của nhiều người. Tìm cách gặp nhau trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện truyền thông rồi nói đủ chuyện. Nói xong với người này rồi lại tiếp tục với người khác, hết chuyện nọ thì đến chuyện kia. Không nói thì người ta sẽ buồn, cũng có thể phát điên, thậm chí có thể chết. Nhưng mà nói nhiều quá, rơi vào vọng ngữ thì ta và người cũng sẽ buồn, có thể phát điên, và thậm chí có thể chết.
-
Trong vô vàn hình ảnh thí dụ mà Thế Tôn thường hay vận dụng khi nói pháp thì nắm lá cây nơi rừng Thân-thứ thật nhiệm mầu. Cùng các Tỳ-kheo đi đến một khu rừng, nhặt lên một nắm lá cây, Đức Phật đã thuyết bài pháp bất tử. Rằng, các pháp mà Như Lai nói chỉ chừng ấy, như mấy chiếc lá này thôi. Còn pháp mà Như Lai chứng biết thì như lá rừng kia, vô cùng vô tận.
-
Thông thường, vị Tăng (Ni) chuyên thuyết giảng Phật pháp trong các pháp hội tu học được xưng tán là pháp sư. Hiện nay, tương ứng với pháp sư còn có giảng sư, cũng chuyên thuyết giảng Phật pháp. Dù chức năng và nhiệm vụ trao truyền Chánh pháp giống nhau nhưng danh xưng pháp sư được sử dụng nhiều hơn trong các pháp hội lớn và trọng thể.
-
Nói về Quan Âm, Đức Phật dạy rằng Bồ-tát này có 33 thân hay 33 loại Ứng hiện thân ở Ta-bà. Nói như vậy, không có nghĩa là Đức Quan Âm chỉ có 33 thân như nhiều Phật tử hiểu lầm.
-
Trước đây người ta không tin là có xá-lợi Phật. Mãi đến năm 1898, ông W.C. Peppé, người Pháp, tiến hành khảo cổ tại vùng Pīprāvā, phía Nam nước Népal, đã tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai chiếc bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà…
|
|