-
Người đã từng trồng căn lành ở các Đức Phật quá khứ và có nhân duyên sâu dày với Phật pháp, thì đời này mới xuất gia được và gặt hái kết quả tốt đẹp. Còn người tu bắt chước, hay tu theo hình thức không thể nào có sở đắc, vì không có căn lành.
-
Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
-
Cuộc đua chen trong trường danh lợi này với muôn ngàn sắc màu được mất và vô số cung bậc buồn vui chính là diện mạo sống động nhất của bức tranh đời. Và cũng chính vì mải chạy theo danh lợi với lòng tham vô tận nên không ít người bị thân bại danh liệt, chịu lao lý tù đày và thậm chí có thể mất mạng.
-
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, nghĩa là khi có một ý niệm sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kiềm chế, không tự khắc phục, thì sẽ có vô vàn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại phát sinh.
-
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóanhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm. Nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta đạt đượcsự giải thoát sâu sắc này.
-
Trì bình khất thực là một trong những thường pháp của Thế Tôn. Các đệ tử xuất gia của Ngài cũng chọn pháp xin ăn làm phương tiện nuôi sống thân mạng để tu hành, chứng đắc các Thánh quả.
-
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lýcủa họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới và nói chuyện trước đám đông – các vị khác chỉ tập trung vào việc thực hành và sống thuận theo giáo pháp. Phra Ajahn Suchart Abhijāto, một vị thầy trong truyền thống tu ở rừng Thái Lan, khẳng định vị trí của mình thuộc nhóm thứ hai này.
-
Có bốn pháp giúp người thế tục tại gia được an ổn và có niềm vui trong cuộc sống hiện tại. Là bốn pháp nào? Đó là đầy đủ sự siêng năng, đầy đủ sự phòng hộ, đầy đủ bạn lành và đầy đủ sự thăng bằng trong sinh hoạt.
-
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ.
-
Phóng dật là phóng túng, buông thả, chạy theo rồi dính mắc vào năm trần cảnh. Mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, mũi ngửi hương thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân xúc chạm êm ái là xu hướng bám víu của năm căn (giác quan) trước hấp dẫn của năm trần.
-
Trên bước đường tu tập, có những lúc chúng ta thật sự bị hụt hẫng và không biết nương tựa vào ai khi đối diện với hiện thực của cuộc sống. Không chỉ trong đạo mà cả ngoài đời cũng vậy, có đôi khi ta tự hỏi phải theo ai, phải tin vào đâu bây giờ?
-
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái chưa được đến cái đã được, từ điều chưa tới cho đến điều đã qua, nhất là lo sợ về cái chết của những người tuổi đã xế chiều.
-
“Tạng Luật phải chăng là bí tạng dành riêng cho các vị Tỳ-kheo, các chúng khác không có quyền biết đến?”, HT.Thích Phước Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, một trong những vị giáo phẩm uyên thâm Luật tạng đã khẳng định ý kiến đó không có cơ sở theo tinh thần Phật giáo.
-
Cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu chúng ta phải khắc tỉnh, mạnh dạn vượt qua ảo mộng. Có một sự tích liên quan đến việc gá thân mộng, tôi sẽ kể cho quý vị nghe để biết cái hay của người xưa.
-
Mỗi ai dẫu trôi lăn trong ác đạo, tánh giác vẫn không mất. Dĩ nhiên tánh giác ở đây không dám nhận ở nghĩa “tánh” vốn những bậc chứng ngộ chạm vào; nó tạm hiểu là tính giác (một cái tự nhiên “có tính chất tự biết giác”).
-
Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Mahāmoggallāna) là bậc A-la-hán thần thông đệ nhất trong mười Đại đệ tử của Đức Phật. Nhờ thần thông quảng đại nên Tôn giả thấy biết nhiều chuyện mà người phàm chẳng thấy bao giờ.
|
|