Danh sách tin tức
  • Đức Phật Dược Sư cũng là con người, Ngài cũng sống trong thế giới Ta-bà cực khổ như mình, nên Ngài phát nguyện tu Bồ-tát đạo để thành Phật mà cứu độ chúng sanh.
  • Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.
  • Để Chánh pháp trường tồn
    20:49:00 - 03/06/2024
    Xây dựng niềm tin là vấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào Thánh giới thì dù thế sự có thế nào tâm vẫn luôn kiên định, không lay chuyển.
  • Hầu hết các bộ Luật đều giống nhau về duyên khởi an cư, đó là xuất phát từ việc than phiền của các cư sĩ tại gia đối với nhóm sáu Tỷ-kheo1.
  • Trong cuộc đời, không ai là không phải trải qua sinh lão bệnh tử, không ai là không có niềm vui và nỗi khổ. Nhưng khổ vui cũng do tâm sinh mà cũng do tâm diệt.
  • Tám Thánh đạo là con đường đạo tám ngành: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Bốn quả Sa-môn là Sơ quả Tu-đà-hoàn, Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm, Tứ quả A-la-hán.
  • Phra Ajaan Suwat Suvaco (1919–2001) là một vị tu sĩ theo truyền thống Rừng Thái Lan. Vào những năm 1980, sư đã chuyển đến California và thành lập Tu viện Rừng Metta. Dưới đây là những lời chia sẻ của sư về sự tu tập đưa đến giải thoát cho thân và tâm.
  • Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
  • Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã ra quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng Tư đến rằm tháng Bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương; từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín theo truyền thống Phật giáo Nam phương.
  • Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.
  • Thời Thế Tôn tại thế, có những trường hợp tu hành vô cùng đặc biệt, chỉ thành tâm hướng Phật và sau đó được gặp Phật rồi chứng ngộ nhanh chóng.
  • Cúng dường Như Lai
    20:50:00 - 10/05/2024
    Cúng dường Đức Phật là việc thường ngày của những người con Phật. Lễ phẩm dâng cúng thông thường là hương, đèn, hoa, trái, trà, bánh, có nơi chỉ là nước sạch. Với tấm lòng thành tín, lễ vật có nguồn gốc chính đáng, cung kính dâng lên Ngài tạo ra sự cúng dường thanh tịnh, phước sinh vô lượng.
  • Pháp là một trong ba ngôi quý báu của Đạo Phật, là tập hợp những lời dạy chân chính của Đức Thế Tôn dành cho bốn chúng đệ tử của Ngài. Nhờ có Pháp cùng với sự gia công tu tập mà Phật tử có được niềm an lạc, hạnh phúc ngay trong đời sống hiện tại; tiến tới thoát khỏi vòng trói buộc của luân hồi sanh tử, chứng được Niết bàn tịch tĩnh. Nên có thể nói, Pháp có tầm quan trọng không thể nghĩ bàn đối với tiến trình giác ngộ của mỗi cá nhân.
  • Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập. Đạo Phật gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật sự việc, các phương pháp tu học, thực hành, thiền định và các truyền thống tín ngưỡng được hình thành, phát triển đến ngày nay.
  • Theo giới luật quy định, Tỳ-kheo mới thụ giới, năm hạ đầu bắt buộc không được rời thầy, nhằm tinh chuyên về việc học giới luật; năm hạ sau mới có thể rời thầy để tham học giáo pháp và tu tập thiền định.
  • Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo.