-
Nếu phải ở trong một nơi rất ồn ào, thì bạn phải tính sao? Bạn phải tìm một nơi an tịnh hơn, hay mang đồ bít tai? Hay bạn lắng nghe những âm thanh này một cách khác?
-
Tôi có duyên may biết đến pháp thiền Vipassana từ một người bạn đang du học tại Ấn Độ. Sinh ra trong gia đình truyền thống Phật giáo, tôi đã được nghe đến pháp Thiền này. Đến khi sang Ấn Độ, tôi được biết có trung tâm thiền Vipassana và thế là không suy nghĩ nhiều, tôi đăng ký tham dự.
-
Theo tôi, hạnh phúc có nghĩa là ít đau khổ. Nếu không chuyển hóa được đau khổ thì không thể nào có hạnh phúc. Rất nhiều người đã đi tìm hạnh phúc từ bên ngoài, nhưng hạnh phúc thật sự chỉ có thể có được tự bên trong.
-
Trong khi thở vào, ta để hết tâm ý vào hơi thở. Hơi thở cần nhẹ nhàng, khoan thai và liên tục như một dòng nước nhỏ chảy trong cát mịn. Hơi thở càng nhẹ nhàng bao nhiêu thì thân tâm của ta càng dễ thanh tịnh bấy nhiêu.
-
Dhyāna-Samādhi bhāvanāTrong Thiền tối sơ khi Phật còn tại thế, Thiền không chỉ làm căn bản cho các định mà còn phát ra những sức mạnh chung cho thiên nhãn và thiên nhĩ, tất cả đều nương vào Dhyāna này. Hơn nữa, trong Thiền có cả những tác dụng của suy xét và quán niệm chân lý, cho nên người học đạo thường lấy Thiền làm khởi đầu tối yếu trong việc thực hành.
-
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
-
Xã hội ngày một phát triển với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y học, kinh tế,…, hệ thống giao thương các quốc gia thuận lợi hơn; đồng thời bệnh tật cũng ngày một gia tăng? Y học đa phần dồn sức vào việc chữa trị thân bệnh cho những bệnh nhân mà quên đi việc trị liệu tâm bệnh.
-
“Bạch Đức Thế Tôn, mạng sống của con người chỉ trong một hơi thở!”Đức Thế Tôn gật đầu.
-
“Thực hành thiền không phải để trở thành một người tốt hơn, mà là để làm bạn với chính con người thực sự của mình”, Ni sư Pema Chödrön nói.
-
Ajahn Brahm, Thiền sư Phật giáo Nguyên thủy, tu theo truyền thống Rừng Thiền (Forest Meditation). Trích đoạn dưới đây được dịch từ sách Kindfulness (Sự tử tế), Ajahn Brahm hướng dẫn chúng ta bắt đầu hành thiền tâm từ bằng cách chọn một đối tượng dễ làm chúng ta phát khởi lòng từ ái.
-
Ngồi thẳng lưng và để thân yên, hoàn toàn không động đậy. Sau khi đã ngồi yên, khép hay nhắm mắt lại. Tâm chúng ta giống như một ly nước bùn. Ta càng giữ cho ly nước bùn đứng yên, bùn càng lắng xuống đáy và nước sẽ được trong.
-
Trong thiền lắng nghe, thiền sinh có thể dõi theo bất kỳ âm thanh nào phát ra xung quanh mình. Cách này giúp ta dễ dàng thực tập dù ở bất kể nơi đâu hay lúc nào.
-
Bản kinh văn về hai giai đoạn thiền quán Duyên khởi được trước tác bởi ngài Khunkhen Pema Karpo, dựa theo các pháp bảo của thày tổ mình là ngài Pagmodrupa. Mong rằng những lời giáo pháp này được trải rộng, mang lại lợi ích giải thoát cho hữu tình.
-
Thiền sư Chân Nguyên, một cao tăng sống vào thời Lê Trung Hưng, là người đã phục hưng Thiền phái Trúc Lâm, và cũng là một tác gia đã có những đóng góp lớn cho nền văn học Phật giáo nước nhà.
-
Có một số nhận định sai lầm chung về thiền. Tốt nhất là nên giải quyết, làm rõ những điều này ngay, vì chúng là loại định kiến có thể cản trở sự tiến bộ của bạn ngay lúc bắt đầu.
-
Chỉ hay biết suông thì đó không phải là đang thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ: Không quán tính sinh khởi, tính diệt tận, tính sinh diệt của mọi hiện tượng đang xảy ra trên thân, thọ, tâm, pháp một cách nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm thì không phải là đang thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ.
|
|