-
Tranh thủ mấy ngày nghỉ, tôi lên thăm chùa và thăm sư Cả. Vượt ngót hai mươi cây số, lòng tôi hồ hởi khi bước chân vào sân chùa, đứng trước tượng Phật Thích Ca xá ba xá, rồi vào sala (giảng đường, hội họp và các hoạt động khác) tìm sư Cả. Nhưng hôm nay sao có cảm giác quá vắng vẻ, sala chỉ có vài Sa-di ngồi nói chuyện.
-
Hai vợ chồng anh bạn tôi đều là giáo viên. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), anh được tiếp tục giảng dạy còn vợ phải nghỉ. Cơm áo gạo tiền là mối lo ngày đêm canh cánh bên lòng, lại thêm con cái đông mà phải ở nhà thuê thì khổ không chi bằng. Vợ chồng anh phải vắt chân lên đầu lên cổ chạy đôn chạy đáo, xoay xở đủ cách mà không lo xuể sáu miệng ăn, trong đó có tới bốn đứa đang tuổi “ăn như tằm ăn rỗi”.
-
Mùng 8 tháng Giêng, tiết xuân vừa phai cũng là lúc mọi công việc trở lại bình thường. Mọi người ai cũng muốn bắt đầu một hành trình mới bằng những niềm tin và hy vọng. Niềm tin ấy được nhen nhóm theo những ngọn đèn cầu an nơi cửa Phật, mỗi người một ngọn đèn và cứ thế pháp hội nào cũng rực sáng những ước mong…
-
Hai vợ chồng anh bạn tôi đều là giáo viên. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), anh được tiếp tục giảng dạy còn vợ phải nghỉ. Cơm áo gạo tiền là mối lo ngày đêm canh cánh bên lòng, lại thêm con cái đông mà phải ở nhà thuê thì khổ không chi bằng. Vợ chồng anh phải vắt chân lên đầu lên cổ chạy đôn chạy đáo, xoay xở đủ cách mà không lo xuể sáu miệng ăn, trong đó có tới bốn đứa đang tuổi “ăn như tằm ăn rỗi”.
-
Khi tôi còn là chú bé, mỗi khi chán học, ngán chơi, thường hay rủ đám bạn vô chùa. Khái niệm chùa của chúng tôi khi ấy là nơi đó có mấy ông thầy sống thầm lặng, an nhiên trong hồi chuông nhịp mõ mặc cho cuộc đời có vội vã ngoài kia.
-
Lúc còn nhỏ đọc những câu chuyện cổ tích, tôi luôn mơ được gặp Bụt mà không biết Bụt chính là Phật. Lớn lên đúng lúc Nhà nước mở cửa, cha mẹ lao vào kinh doanh, làm ăn có lãi, mải mê làm giàu cha mẹ đã bỏ quên tôi. Không người quan tâm, tôi sa vào yêu đương như thiêu thân lao vào lửa. Tập sống thử, có thai rồi phá. Tròn mười tám, tôi lấy chồng.
-
Người đời nói “làm người tốt không dễ” quả thật không sai. Bởi muốn làm người tốt không những đòi hỏi phải có đạo đức, tâm sáng, hạnh lành mà còn phải đối mặt với thị phi dư luận. Nếu không phớt lờ dư luận tiêu cực, người làm thiện nguyện có thể bị “mắc bẫy” miệng đời. Lúc đó, chính họ cũng biến thành người xấu.
-
Theo sự quán sát của tôi, khi một vị giảng sư mới đi giảng chưa có danh tiếng gì thì rất dễ thương, thái độ thì ôn hòa, lời nói thì khiêm cung từ tốn như sợ mình nói sai vậy. Thế nhưng khi danh tiếng của mình đã được thiết lập tương đối vững chắc, được mọi người biết đến cũng như thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ thì những đức tính này dần dần biến mất. Vì sao như vậy?
-
Tôi viết ra câu chuyện của chính tôi, không có ý gì ngoài tâm chia sẻ những trải nghiệm từ cuộc sống, với mong muốn tìm được sự đồng cảm và cùng nhau rút ra những bài học hữu ích.
-
Quê tôi vùng nông thôn nghèo, thuở đó làng chưa có trường nên trẻ con trong làng ít đứa được đi học. Tôi khá lớn tuổi mới xin đi học. Ngày ngày tôi đến lớp một mình vì lớp ba học ở đình làng trong khi mấy đứa cùng xóm học ở trường.
-
S.N. Goenka (1924-2013) là người Ấn Độ, nhưng sinh ra ở Miến Điện trong một gia đình thương gia giàu có. Bản thân ông cũng là người thành công trong kinh doanh. Do có bệnh ở thân, ông gặp và học thiền với ngài Thiền sư U Ba Khin. Từ năm 1969, ông trở về Ấn Độ và bắt đầu dạy thiền Vipassana. Dưới đây là bài viết ông nói về thầy mình.
-
Ngày nào đó của những lần rơm rạ bay lên trời hương đồng quê, thơm những dấu chân ám phèn sệt bùn đất. Ngày nào đó tôi đã thấy họ cười trong niềm tin chân chất, sống một bụng yêu thương rồi về đất ngủ giấc trăm năm, nghe lũy tre rì rào tình quê tha thiết.
-
Hành trì là chỉ cho việc thực hành các phương pháp tu tập hàng ngày như ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú v.v... Còn chánh nghiệp là những việc làm, hành vi chân chánh, đúng đắn phù hợp với đạo đức chung. Một người mà dù hành trì có giỏi thế nào mà hành vi không chân thật thì chẳng những việc hành trì không có kết quả mà còn gây phản cảm cho người khác.
-
Sự linh nghiệm của thần chú Đại bi đã được nhiều người chứng thực và cũng được chia sẻ nhiều trên Giác Ngộ gần đây. Câu chuyện mà tôi kể sau đây là do nghệ sĩ Diệu Hiền kể trên YouTube trong chương trình “Giữ ngọc gìn vàng với Hồng Loan”. Tôi xem thấy hay quá nên xin được phép chia sẻ cùng bạn đọc gần xa.
-
Chuyện dưới đây kể về nhà địa chất người Trung Hoa bị lạc đường trong một lần đi tìm khoáng sản tại Quế Châu và những trải nghiệm thú vị, được rút ra từ sách Compassion Yoga: Mystical Cult of Kuan Yin, xuất bản tại London năm 1977, tác giả John Blofeld (1913-1987). Sách gồm nhiều chủ đề: Thiền tập theo Quán Âm, Lịch sử Bồ-tát Quán Âm, Tín ngưỡng Quán Âm và nhiều câu chuyện linh ứng về Ngài. Xin giới thiệu một câu chuyện linh ứng trong tập sách này.
-
Vậy là người học trò gái khi xưa tôi từng ôn giỏi Văn và những người thân đã trải qua những ngày trong nỗi đau khổ sinh ly tử biệt. Vậy là trò đã cạn lời khi muốn nói hoặc gặp một ai đó. Trò đóng cửa và vỗ về mẹ đừng khóc. Ừ, nước mắt có chịu hiểu lệnh lúc này đâu. Nó cứ chảy ra mướt rượt và dường như không cùng tận.
|
|