-
Khi má tôi còn, mỗi lần tôi từ Việt Nam về thăm gia đình ở Mỹ, bà luôn muốn tôi đổi ý, không trở lại Việt Nam nữa. Má lo lắng nói, “Con ở bên đó có một mình, anh chị em đều ở bên này. Có gì thì ai lo cho con? Có gì con nương tựa vào ai?”. “Có gì” của má bao gồm rất nhiều thứ: bệnh hoạn, thiếu thốn, tai nạn, cướp giựt, vân vân và vân vân.
-
Tết năm nay cũng như bao năm khác, và cũng như những Phật tử khác, cô đến chùa lễ Phật và chúc Tết chúng tôi nhân dịp đầu xuân...
-
Tôi là con liệt sĩ, làm kế toán cho đến tuổi hưu trí, xin kể lại câu chuyện có thật của bạn tôi. Chị B. hồi nhỏ cho đến thời kỳ học lớp đệ nhị, đệ nhất (lớp 11, 12) là học sinh giỏi tại Định Tường (Tiền Giang bấy giờ). Cha chị là cách mạng nằm vùng, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa xử tử, họ chặt đầu treo nơi công cộng, chỉ cho mang thân về chôn cất mà thôi.
-
Có lần tôi đến một ngôi chùa thấy chú Đại bi được khắc trên đá nơi thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi ao ước một ngày tôi sẽ khắc chú Đại bi như vậy. Đến khi hội đủ duyên lành để thực hiện ước nguyện, tôi gieo duyên với tịnh xá. Vị sư phó hỏi tôi về nhân duyên phát tâm khắc chú Đại bi, tôi mới kể chuyện với sư:
-
Như một thiện duyên, anh chồng tìm đến nhà sư tâm sự rằng, vợ chồng anh thường hay to tiếng cãi vã khi giận nhau. Nhà sư đưa cho anh bài kệ ngắn, dặn anh về nhà học thuộc lòng và làm theo lời chỉ dạy của nhà sư.
-
Có lẽ do một thiện duyên nào đó trong quá khứ nên dù mới gặp lần đầu, thầy trụ trì ngôi chùa rất to đẹp này mời tôi đến bộ ghế trường kỷ ngồi rồi lấy trà bánh ra đãi đằng và vui vẻ chuyện trò cùng tôi khá lâu. Ngoài những câu hỏi xã giao, những chuyện liên quan đến Phật sự, thầy kể cho tôi nghe về nhân duyên và cuộc đời tu hành của thầy…
-
Tôi được bạn H. mời uống cà-phê sáng nhân bạn vừa hoàn thành chương trình trao học bổng cho 109 học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên đại học tại Khánh Hòa, năm học 2017-2018. Bạn kể rằng, cô có người em trai bệnh gan khá nặng, đã điều trị nhiều nơi nhưng các bác sĩ đều lắc đầu, khuyên bạn cho em về nhà tự điều trị và sống bên người thân những ngày còn lại.
-
Niềm tin là mẹ của tất cả công đức, hẳn nhiên là như vậy! Tôi cùng anh phối hợp làm Phật sự đã lâu, cứ chuyên tâm nghĩ về người và việc, anh ít nói tới bản thân. Hôm nay, lúc uống trà giữa trưa thinh vắng nghe lá mít lao xao rơi trên sân, chúng tôi chia sẻ về công phu hàng ngày trên bước đường tìm cầu học đạo.
-
Nhờ cô Đoàn Như Ý, giáo viên Trường Chu Văn An kể tôi nghe về tấm gương nghị lực phi thường và nhân hậu vượt qua bệnh tật hiểm nghèo nhờ trì chú, tụng kinh, làm công quả, từ thiện, tôi về Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, gặp cô Liên văn thư, hỏi mới biết nhà cô La Thị Xuân Lộc ở tổ 1, phường Phú Hiệp, TP.Huế. Trò chuyện với cô Lộc, cô nói: “Phật pháp vi diệu…”.
-
Tôi lớn lên theo ngày tháng từ đời sống tu viện Bảo Quốc (Huế) đến cuộc thiên di dài vô đất phương Nam và thành lưu dân xứ “Đàng Trong” đã ròng rã hơn 50 năm qua.
-
Tôi kể chuyện này để nói lên sự vi diệu của Phật pháp là không thể nghĩ bàn. Chuyện mới xảy ra trong mùa Vu lan này, mà kết quả vi diệu như mới chỉ ngày hôm qua.
-
Con trai tôi đã hơn ba mươi tuổi mà chưa có vợ nên cả nhà ai cũng lo và hối thúc. Và mặc dù nhiều mối giới thiệu, cũng có đối tượng gợi ý thăm dò... nhưng bên này ừ (thuận) thì bên kia ư (không ưng) mới oái oăm chứ! Nhiều người bảo quá kén chọn thì bao giờ mới lấy được vợ và không khéo tránh vỏ dưa đạp phải vỏ dừa. Anh em bạn bè thắc mắc và thúc giục nhưng nó chỉ cười mãi cho đến băm rồi mà vẫn ‘chạy xe không’.
-
Trong những bài thuyết pháp, Hòa thượng Thích Trí Quảng thường hay nhắc nhở rằng, sở dĩ chúng ta làm Phật sự được thuận lợi, đó không phải chỉ do ta có khả năng mà còn có sự âm thầm gia hộ của chư Bồ-tát và Hộ pháp chư thiên. Thật ra những chuyện như thế xảy ra rất nhiều, ai có tâm đạo một chút đều có thể chứng kiến hoặc cảm nhận.
-
Có một thời gian người ta chơi thư pháp trên đá, lúc đó tôi có nhiều khách hàng vì tôi chuyên viết thư pháp trên chất liệu này. Giống như những thú chơi thư pháp trên giấy, trên vải, trên gỗ và thư pháp trên đá cũng vậy, chỉ được một thời vài ba năm rồi người ta cũng chuyển qua thú chơi khác. Khách hàng viết thư pháp trên đá cũng đã vắng đi nhiều, năm thì mười họa mới có một người đem vài viên đá cảnh đến nhờ tôi viết mấy chữ.
-
Kính dâng chơn linh Sư cô T.DTin chị S. đi tu như sét đánh ngang tai tôi. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Có cái gì tưng tức trong lồng ngực như thể ai đó vừa ức hiếp tôi; vừa cướp đi của tôi một thứ gì đó rất quý giá. Không hiểu sao, tôi nghĩ phải có uẩn khúc gì đó, chị S. mới đi tu một cách bất ngờ như thế.
-
Vào những năm tám mươi của thế kỷ trước, đời sống người dân thật khó khăn, thiếu thốn đủ điều. Ấy vậy mà tôi may mắn sinh ra trong một gia đình tương đối đầy đủ. Nhờ ba mẹ tần tảo bán buôn nên anh em tôi ăn học mà không phải bận tâm điều gì. Khốn nỗi tôi lại rất tối dạ, học trước quên sau, mặt mày rất lơ ngơ lúc nào cũng như có một làn sương khói bủa quanh. Ba tôi đã nhọc công kèm cặp, thầy cô ở trường cũng mệt không ít với tôi… nhưng xem ra không kết quả; học hành yếu kém, chữ viết như gà bới. ...
|
|