-
Hồi nhỏ, khi còn ngủ cùng nhau, chị thường nói với tôi mai mốt lớn lên sẽ không lấy chồng mà cứ ở vậy cho tới già để lo cho cả tôi và má. Cũng chẳng biết vì sao mà chị có suy nghĩ đó, chỉ biết rằng lời quả quyết đó đã gần như đi theo tôi suốt mười mấy năm trời.
-
Tuy gọi là rau nhưng rau má sống hoang dã chẳng khác gì một loài cỏ dại. Mùa mưa mặt đất ẩm ướt thì rau má tự phát triển tươi tốt. Không giống như những loại rau trồng ở vườn nhà, phải vun phân tưới nước, phun thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng thì mới có ăn, rau má chẳng cần vun phân, tưới nước vẫn tươi tốt bình thường. Thậm chí mùa nắng nóng, mặt đất khô cằn vậy mà rau má vẫn chịu đựng, dù rằng có phần cằn cỗi chứ không được tươi non như mùa mưa.
-
Tinh thần Phật giáo còn ảnh hưởng trong nhiều văn thơ của Tử, nhưng nhiều khi hoặc quá tiềm tàng, hoặc bị hình ảnh thơ lấn đi, nên chúng ta không thấy nếu chúng ta không chú ý, không lưu tâm.
-
Đến nay năm 2018, 19 năm sau. Phật giáo tỉnh Bình Định lại tổ chức được Hội Thảo Khoa Học "Phật giáo và Văn học Bình Định - thành tựu và giá trị" kết hợp Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn sẽ diễn ra ngày 03,04,05 tháng 8 năm 2018 tại trường Trung cấp Phật học Bình Định, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước.
-
Ngày xửa ngày xưa, một nhà cố vấn quan trọng của nhà vua đang trên đường đến tham dự buổi họp.
-
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Ông đệ tử này thường đến than phiền rằng cha già của y, dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ không chịu tu hành gì ráo. Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết khẳng định:
-
“Nhà” là tựa đề cuốn sách mới của bác sĩ Nguyễn Bảo Trung được NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành mới gần đây.
-
Bà Út Cơn vừa đổ đống phế liệu trong bao ra vừa chửi: “Cha mẹ đứa nào hổng dạy con, cho nó đi phá làng phá xóm, của tao lượm không công hả? Sao phá phách vậy? Đồ quỷ sứ ma vương!”.
-
Bài thơ Thề non nước của nhà thơ Tản Đà là một bài thơ hay và đẹp về lời thề giữa hai người thương nhau (đó có thể là hai cha con, hai mẹ con, hai anh em, hai vợ chồng, hai thầy trò hay thậm chí là giữa con người và quê hương đất nước) với những lý giải hết sự dễ thương của người ra đi với người ở lại.
-
Những buổi giảng pháp của thiền sư Bankei không chỉ có các thiền sinh tham dự mà còn lôi cuốn rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Ngài không bao giờ viện dẫn kinh điển, cũng không đi sâu vào những học thuyết cao siêu. Thay vì vậy, những lời ngài nói ra luôn xuất phát từ tâm thức của ngài và đi thẳng vào tâm thức người nghe.
-
Dì Ba. Dì là con út trong một gia đình đông con, nên cái tên kia chẳng phải đề cập về thứ tự. Dì từng nói rằng đó là một cái tên xấu để trấn sự khó nuôi; có thể, nhưng dì cũng không biết chính xác nó xấu thế nào.
-
Nhớ hồi con còn ở quê, ngày nào nhà mình cũng quây quần bên nhau dùng bữa cơm chung. Dù bữa ăn rất đạm bạc, chỉ có rau vườn nhưng ai cũng ăn uống ngon lành, chuyện trò vui vẻ.
-
An nhiên như nắng (ảnh) của Sư cô Chân Thiện Nhật dày 226 trang do NXB Văn hóa - Văn nghệ và SaigonBooks ấn hành quý II-2018.
-
Thiền sư Gudo là bậc thầy của vị hoàng đế đương thời. Dù vậy, ngài thường du phương hoằng hóa, một mình đi khắp đó đây như một vị tăng khất thực. Một hôm, ngài đang trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của chính quyền quân sự thời ấy. Khi sắp đến ngôi làng nhỏ Takenaka thì trời đã tối và mưa tầm tã. Thiền sư bị ướt đẫm trong mưa, đôi dép rơm của ngài rách tả tơi. Đến một ngôi nhà gần làng, ngài nhìn thấy có khoảng bốn, năm đôi dép để nơi cửa sổ. Ngài định ghé vào mua một đôi khô ráo. ...
-
Tổ tiên ông Tuất buôn bán thuốc Bắc đã mấy mươi đời. Đến đời ông vẫn y nguyên.
-
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), thuộc vương quốc Kosala. Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành. Ahimsaka rất thông minh và biết vâng lời thầy, nên chàng được cả Thầy lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đã khiến cho các học viên khác gạnh tỵ với chàng. Vì thế họ tìm đến thầy giáo và đã vu cáo Ahimsaka có mối quan hệ bất chính, trái đạo lý với ...
|
|