-
Con người ta sống trên đời thường tự chuốc lấy khổ đau, phiền não nhiều hơn gấp bội phần cái khổ không đáng phải khổ của một thân chúng sanh, ấy là vì vọng tâm chấp ngã, chấp pháp. Do vọng chấp có ngã, pháp, nghĩa là chấp thân tâm này và các pháp tướng tương quan, tương tác, tương sanh, tương diệt trong cảnh giới hữu hạn, luôn luôn biến dịch, đổi thay làm thật có nên người ta mới khởi tâm phân biệt ngã nhơn, bỉ thử, rồi thể hiện bằng hành động đấu tranh, giành giật, chiếm đoạt, trí trá, dối ...
-
Lão Khía sống ở khúc sông này ngót nghét cũng gần hết đời người. Mấy mươi năm quăng lưới kiếm sống qua ngày lão chỉ biết lấy cuộc đời sương gió làm vui. Một túp lều lá, một chiếc giường đôi, một vài cái bát và chiếc nón tơi cũng đủ làm nên thân phận một con người. Lão không có vợ con nhưng hàng ngày thường qua lại nhà chùa thăm nom lũ trẻ và coi chúng như con.
-
Xã hội tuy có nhiều sự phân biệt nhưng sự sống thì giống nhau. Phật giáo quan niệm con người sanh ra trên đời đều do từ nhân duyên mà có. Khoa học cho rằng con người là sự kết hợp giữa âm dương tạo thành. Dù với phương diện nào thì con người cũng vẫn là linh vật đứng trên mọi linh vật. Đã cùng có mặt trên đời, cùng có sự sống giống nhau thì đều có mối tương quan mật thiết với nhau.
-
Chúng ta đều biết cái cảm giác ấy. Sự cô đơn cảm nhận được sự phân chia, sự cách biệt tại mỗi một sự thay đổi về tính khí hay hoàn cảnh có thể xảy ra. Giống như người bạn tối tăm của nó là Sự Buồn Chán, nó sống trong một thế giới nhỏ bé hẹp hòi, những bờ mé của tấm ảnh mờ nhạt và tròn trịa, như trong một chuỗi giấc mơ trên màn ảnh truyền hình. Và giống như Sự Buồn Chán, nó có một nguyên nhân duy nhất: cái tâm tự yêu mến chính mình.
-
Chuyện kể rằng có một người con trai. Từ bé mồ côi cha. Lớn lên và trưởng thành trong sự bao bọc và tình yêu thương của mẹ. Suốt mấy chục năm trời, Bà cực nhọc, ròng rã nuôi con.
-
Người đàn ông sinh ra luôn được gọi là phái mạnh. Bởi vậy, mọi người luôn mặc định họ phải là những người mạnh mẽ nhất, gan dạ nhất, không bao giờ được yếu đuối hay gục ngã.
-
Đêm nào bà Y cũng bán vé số về rất khuya. Những bước chân xiêu vẹo của tuổi chín mươi tưởng như chực ngã bất cứ lúc nào trên đường đi. Bà Y mặc kệ lời can ngăn của con cháu về việc bán vé số.
-
Chợt mình đã thấy đi đâu một mình, chợt mình đã nhói mông lung giữa đời, chợt mình khúc khích trong đêm hoang dại, chợt mình cứ thấy lao xao xương gầy, chợt mình đã thấy héo lên từng hồi.
-
Bao năm lăn lộn giữa một thành phố lớn. Tôi đã ý thức được cuộc sống ở đây là phải làm việc với tốc độ gấp năm gấp mười lần ở tỉnh. Ngoài công việc chính ra, tôi còn làm thêm một số công việc khác.
-
(hình mang tính chất minh họa)
Khi nói về Đạo Phật, trước tiên chúng ta liền nghĩ đến biểu tượng hình ảnh một ngôi chùa, pháp tháp tôn thờ Đức Phật Bổn Sư, Chư Bồ Tát, Chư Thánh Tổ, và cũng là nơi tu học hành trì pháp Giới-Định-Tuệ cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia trong giáo nghĩa của Phật Giáo nói chung, và Phật Giáo Việt Nam nói riêng, với truyền thống :
“Phật tâm ấn tâm
Pháp pháp truyền đăng”
-
Chàng trai Mạnh Vĩ và cô gái Chung Hồng là đôi tình nhân có đồng tín ngưỡng Phật. Sau khi kết hôn, cả hai đồng tâm đồng chí, cùng tụng kinh, trì giới tu hành, là gia đình Phật hóa gương mẫu, họ sống rất hạnh phúc, khiến các bạn đồng tu phải hâm mộ, ước ao.
-
Nhà chị ở cạnh nhà D. Đoạn vườn giáp ranh được chắn bởi hàng chè tàu. Gần đây, hai gia đình không kết thân nữa. Lý do cũng rất lạ, lần nào nhà chị mất gà là nhà D lại ăn thịt gà.
-
Con cái hiếu thảo với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an. Bởi vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có hoà thuận, hiếu thảo thì xã hội mới văn minh, tiến bộ....
-
Đốt hương, xông trầm, đánh ba hồi chuông gia trì thì văng vẳng từ xóm làng bên dưới, tiếng pháo nổ đưa lên nghe rõ mồn một. Cả bốn thầy trò tụng kinh trong khung cảnh vắng lặng, thiêng liêng...
-
Nhưng xin hãy cho con một lần được nói rằng: “Ân sư ơi! Con xin cảm ơn Người về tất cả!” Tuy lời nói có phần mộc mạc nhưng chứa đựng cả nổi lòng con sâu nặng, con xin kính dâng lên đây cả tấm lòng biết ơn vô hạn đến người- Những Vị Sư Bác khả kính của chúng con.
-
Hiền lành dung dị và ánh mắt sáng ngời trí tuệ, tràn đầy đức nghiêm từ. Đó là cảm nhận đầu tiên và mãi mãi đối với những ai đã từng được gặp Người- vị Thầy Kim Cang. Mọi người thường cung kính gọi Thầy là Thượng Tọa Thông Huệ nhưng riêng tôi thích gọi Thầy bằng cái tên “ Vị Thầy Kim Cang”. Một phần vì Thầy là giáo thọ giảng dạy môn kinh Kim Cang trong Trường Trung Cấp Phật Học, hơn nữa lũ học trò chúng tôi thật sự cảm nhận ở Thầy một chất liệu Kim Cang trong sáng và bền chắc quý nhất trong ...
|
|