-
Tôi lên 10 tuổi thì ba mẹ tôi mới đón bà nội đang ở với bác Hai về ở với gia đình. Nội tôi cũng như bao cụ già khác, hiền lành, phúc hậu, hết lòng thương yêu con cháu…, duy có một điều làm tôi hơi lạ là, nội không hề ăn cá hay thịt dù món có ngon đến mấy và cứ xong bữa thì chén, dĩa, muỗng, đũa… của nội phải tự tay nội rửa bằng cái thau riêng. Hỏi thì nội bảo “nội ăn chay trường”.
-
-
“Hức! Hức! …”. Có tiếng đứa con trai nhỏ nấc lên trong giấc ngủ. Tôi quay qua, với tay vặn lớn cây đèn ngủ, thấy mắt cu cậu đã ngân ngấn nước tự bao giờ. “Tội nghiệp con!”.
-
Được nghỉ học buổi chiều, thằng Khang bày dụng cụ ra hàng ba ngồi làm nạng giàn thun. Một cây kéo, một khúc ruột xe đạp, một miếng vải kaki cũ, một chùm dây thun khoanh, một nhánh cây cỡ ngón tay cái, hình chữ Y, được cắt ngắn gọn và lột vỏ sạch sẽ.
-
Hai bộ sách Trường ca biển Đông & giữ hồn dân tộc và Trường ca Văn hóa giáo dục Gia đình Quốc đạo của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã và Mai Trinh Đỗ Thị vừa được ra mắt sáng nay, 9-5, tại Hội trường Cao ốc Thông minh - Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt (Nguyễn Thị Huỳnh, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
-
“Nợ thì phải hoàn trả” ấy là quy luật của vũ trụ, thế nên con người cũng chớ vì các món nợ khó đòi mà phải lao tâm khổ tứ, bởi dẫu trước hay sau gì thì món nợ ấy cũng được hoàn trả, vì vũ trụ là công bình.
-
Có một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn mênh mông. Sau nhiều ngày cầm cự với phần lương thực, thực phẩm đã hết ông ta đã mệt lả và đói khát vì không còn nước để uống. Trong suốt thời gian tìm kiếm nguồn nước để uống, ông ta gặp một căn lều và thấy ở đó có một máy bơm nước đã cũ và rỉ sét. Mừng quá người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm, nhưng không có một giọt nước nào chảy ra cả.
-
Chuyến xe đò hay dừng lại trước trại giam. Những người khách xuống xe phần lớn là thân nhân của những phạm nhân đang phải cải tạo ở trong trại giam kia. Khi bước xuống xe, ai cũng mang những túi xách đủ thứ vật dụng tiêu dùng để đi thăm nuôi một người nào đó trong trại.
-
-
Buddhadasa Bikkhu (1906-1993) là một nhà sư Thái Lan uyên bác và khác thường. Tư tưởng và sự hiểu biết về Đạo pháp của ông vượt lên trên những hình thức màu mè của một tín ngưỡng, loại bỏ được tất cả những thêm thắt và diễn đạt không thể tránh khỏi của người sau suốt trên dòng lịch sử phát triển lâu dài của Phật giáo.
-
Sài Gòn ư?! Đó là nơi dễ làm ta say đắm, cũng dễ làm ta phải choáng ngợp. Ai có ước mơ hãy đến Sài Gòn. Nơi đây sẽ giúp chúng ta thực hiện những hoài bão trong đời còn ăm ắp trong suy nghĩ, còn bừng cháy tia hy vọng.
-
*Kỷ niệm ngày Tổ quốc Việt Nam thân yêu hòa bình,
độc lập và thống nhất tròn 40 năm (1975 – 2015)
-
Ðời quá khứ cách đây vô số kiếp, ở cõi Diêm Phù Ðề có một nước lớn tên là Ba La Nại. Thuở đó có một người ham làm giàu đến nỗi không dám ăn no mặc đủ hoặc bố thí giúp đỡ ai. Làm được bao nhiêu người đó mua vàng dần tích trữ, dần dà đóng thành 7 lọ đem chôn giấu kỹ.
-
Ngày xưa, chịu ảnh hưởng Nho giáo, người Việt Nam ta rất kính trọng thầy, tôn thầy lên địa vị thứ hai sau nhà vua, trên cả cha và mẹ, theo tinh thần Quân- Sư- Phụ. Ngày lễ tết, học trò thường đến nhà thầy chúc mừng, thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với người đã giúp cho mình hành trang cần thiết để bước vào đời một cách tự tin và vững chãi.
-
Nhân Hội Từ thiện chùa Vọng Cung thành phố Nam Định tổ chức chuyến đi từ thiện tặng quà cho hộ nghèo các dân tộc và trường S.O.S thành phố Điện Biên. Phật tử Phạm Duy Hiền có cảm tác một bài thơ để chúc cho chuyến đi của đoàn thành công tốt đẹp. Ban biên tập trang nhà xin trân trọng giới thiệu.
-
Ẩn sĩ thi tăng Hàn San sống vào thời Trinh Quán (627 – 644). Thời Đường, ông là hiện tượng thi ca đặc biệt ở hai điểm: sống đạm bạc khác thường đến nỗi đời cho là điên khùng; thơ đề trên vách đá, gốc cây, lều cỏ trong rừng sâu. Theo thi học Thiền tông, riêng điểm thứ hai đã cho thấy Hàn San thể nhập ngôn hành sự sống thơ toàn triệt.
|
|