-
Có hai thứ tự do trong cuộc đời này: tự do thỏa mãn các dục vọng và tự do thoát khỏi những dục vọng. Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thỏa mãn dục vọng.
-
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được. Điều chắc chắn là tranh có từ xa xưa lắm, ban đầu chỉ có sáu bức, sau thất lạc luôn. Mãi đến từ đời nhà Tống, thế kỷ XII, nhiều bộ tranh mới bắt đầu xuất hiện từ các tòng lâm, thiền viện, phản ảnh nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu tập.
-
-
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
-
Nhìn hình tướng của Phật, bạn thường thấy người được vẽ hay tạc ở trong tư thế tọa thiền. Thiền tập vì thế chắc hẳn rất là quan trọng. Vậy Phật ngồi như thế để làm gì? Ðiều gì trong Tứ diệu đế đã thúc đẩy ta ngồi trong tĩnh lặng để thiền tập? Nói khác đi, làm sao ngồi trong tĩnh lặng lại có thể làm cho ta hiểu Tứ diệu đế sâu sắc hơn và đưa ta đến thực hành?
-
Xuất phát từ quan niệm, thế giới hiện tượng chỉ là ảo ảnh của bản thể, là vô thường nên lý tính nhận thức về thế giới này chỉ đạt tới chân lý tương đối, Thiền Phật giáo cho rằng, cái cần được nhận thức là cái thực tại tuyệt đối đứng đằng sau thế giới hiện tượng, là cái tuyệt đối phổ quát và chỉ có thể tạm biểu đạt bằng khái niệm Không hay Chân như...
-
Chữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Tiếng Trung Quốc gọi là tch’án (người Nhật gọi là Zen) hay là tch'anna (thiền na). Chữ này vốn viết theo âm của chữ sanskrit là dhyâna, người ta thường dịch là suy tưởng, suy ngẫm (méditation).
-
-
-
Điều gì nảy sinh trong đầu bạn khi bạn nghe nói đến từ “thiền”? Ngồi kiết già trên một chiếc gối? Buông bỏ hoàn toàn mọi ý nghĩ? Những cư dân địa phương say mê phương pháp rèn luyện tâm này nói rằng từ thiền không còn xa lạ gì nữa kể từ khi nghệ thuật trầm tư này trở thành một khái niệm phổ biến.
-
Jon Kabat –Zinn, chuyên gia xây dựng hệ thống giảm stress nói, “ Chánh niệm, trái tim thiền tập Phật giáo, cốt lõi của nó là sống một cuộc sống như nó thực là. Chánh niệm chẳng phải của Phật giáo. Nó đưa con người đến bến bờ của sự tự tại.”
-
Vì hiểu lầm “định năng sinh tuệ” là phải có định trước mới có tuệ sau, nên một vài phái thiền mới chủ trương phải hành thiền định trước rồi sau đó mới chuyển qua thiền tuệ. Thực ra, định luôn kết hợp với tuệ, không thể tách rời nhau trong sự giác ngộ. Giống như một tấm gương phải có hai điều kiện là tình trạng yên tĩnh và trong sáng. Thiếu một trong hai yếu tố đó, bạn không thể soi mặt được.
-
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy?
-
Thay vì khuyến khích phật tử duy trì những hủ tục mê tín bá láp ‘như đốt vàng mã để được an tâm’ của một vị lãnh đạo GHPGVN cao cấp vừa phát biểu gần đây, Ban Hoằng Pháp Trung ương của Giáo hội PGVN nên cổ động cho một phong trào thực tập Thiền Chính Niệm, đã được hỗ trợ qua những bằng chứng khoa học.
|
|