-
Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy đánh dấu mốc từ khi Đức Phật thành đạo đến khi Đức Phật vào Niết-bàn. Và sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Phật giáo được truyền bá theo hai con đường, một con đường truyền xuống phía Nam Ấn Độ gọi là Nam truyền Phật giáo và con đường truyền lên phía Bắc Ấn Độ gọi là Bắc truyền Phật giáo.
-
Phật giáo Nguyên thủy đương nhiên là cái gốc của Phật giáo. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải hiểu và áp dụng trong cuộc sống. Nếu chỉ hiểu lý thuyết, không suy nghĩ sâu sắc và không áp dụng trong việc tu hành của mình chắc chắn không được kết quả tốt đẹp.
-
Mở đầu Trung luận, Bồ-tát Long Thọ đã sử dụng Bát bất duyên khởi để hệ thống hóa tư tưởng Tánh không trong kinh Bát-nhã. Từ cơ sở này, ngài phân tích làm sáng tỏ hệ thống triết học của mình1.
-
Theo kinh Nguyên thủy, khởi đầu Đức Phật thuyết pháp ở vườn Nai là vườn Lộc Uyển thuộc thành Ba La Nại. Phật thuyết Tứ Thánh đế, chủ yếu Ngài nói 37 Trợ đạo phẩm để hướng dẫn năm anh em Kiều Trần Như tu hành.
-
Người học Phật thường được dạy là phải phá ngã chấp, vì chính cái ngã làm chúng ta nổi chìm trong biển phiền não, sinh tử luân hồi. Một khi ngã chấp không còn thì bất cứ lúc nào và bất cứ ở nơi đâu cũng là Niết-bàn.
-
Mặc dù không phổ biến và được trì tụng rộng rãi đến mức gần giống một bản kinh đơn hành như phẩm Phổ môn, nhưng xét về mặt ý nghĩa và tính biểu tượng, Tùng địa dũng xuất có lẽ là một trong những phẩm kinh nổi bật nhất của Pháp hoa.
-
Quán chiếu ngũ uẩn giai không được xem là pháp tu cốt tủy của đạo Phật. Bất cứ truyền thống hay pháp môn nào, nhân danh Chánh pháp của Thế Tôn đều gặp nhau ở tuệ giác vô thượng này.
-
Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu sĩ Phật giáo, sẽ chỉ còn là ký ức. Thật vậy, chưa chắc rằng người đang đọc những dòng chữ này, sẽ còn có mặt một thế kỷ sau. Thời gian trôi qua bất chấp. Chúng ta không thể quay thời gian trở lại để chuộc lỗi lầm. Chúng ta chỉ có thể sử dụng giây phút hiện tại tốt hơn. Nhờ đó, khi những ngày cuối cùng đến, ta có thể nhìn lại và thấy rằng mình đã sống trọn vẹn, đã cống hiến, đã sống cuộc đời đầy ý nghĩa, điều đó sẽ đem lại cho ta ít nhiều ...
-
Đến giờ, tôi biết không ai là không bị ảnh hưởng tâm lý ít nhiều bởi sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Là một tu sĩ Phật giáo, đồng thời cũng là người trong ngành sức khỏe tâm lý cộng đồng, tôi đã tư vấn cho khá nhiều người trong những tuần qua. Họ lo lắng vì người thân trong gia đình bị nhiễm virus. Điều đó hoàn toàn có thể hiểu được; tôi cũng cảm thấy lo lắng và sợ hãi.
-
Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh gợi chúng ta nhớ lại khi Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời này, đối trước những bất công trong xã hội và sự tranh giành giết hại lẫn nhau giữa các loài hữu tình, Ngài đã luôn ưu tư, tìm cách hóa giải những việc làm gây khổ đau cho con người, cho muôn loài trong thế giới cộng tồn này.
-
Ghi nhận mới nhất, dịch bệnh Covid-19 hiện đã lan rộng đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 2 triệu người bị nhiễm, trên 126,7 ngàn người tử vong.
-
Phật giáo Đại thừa có nguồn kinh điển rất phong phú, bao gồm cả kinh nguyên thủy A-hàm (tương đương 5 bộ kinh Pāli-Nikāya) và phát triển (các bộ kinh khác). Tất cả các kinh đều có nội dung tu tập cho dù được xem là có nhiều yếu tố tín ngưỡng.
-
Là Phật tử, chắc hẳn chúng ta còn nhớ bài thơ Xuân vãn của Sơ tổ Trúc Lâm (Trần Nhân Tông). Nhân dịp xuân về, chúng ta cùng nhau nhắc lại bài thơ này, trước là tưởng nhớ Phật hoàng, sau là vui xuân, nhưng chúng ta không quên tinh tấn tu trì.
-
Trong cuộc đời, không ai là không phải trải qua sinh lão bệnh tử, không ai là không có niềm vui và nỗi khổ. Nhưng khổ vui cũng do tâm sinh mà cũng do tâm diệt.
-
Đức Phật thuyết pháp hơn 300 hội, không có thời pháp nào giống nhau. Đó là điều quan trọng mà chúng ta ghi nhận được. Vì Đức Phật thuyết pháp trên căn bản tùy nơi, tùy lúc, tùy người, tức tùy theo trình độ khác nhau của người nghe pháp mà Phật nói pháp khác nhau để làm lợi ích cho cuộc đời. Theo dấu chân Phật, thể hiện tinh thần này, chúng ta làm gì, nói gì cũng nhằm đem lợi ích cho mọi người.
-
Khi tôi sang Nhật tu học, bạn bè khuyên tôi đừng về và những người đồng học đồng tu với tôi cũng đi tứ tán trên thế giới. Lúc phân vân không biết nên về hay không, tôi chợt nhớ đến một thiền sư mù mắt, nhưng rất sáng tâm. Tôi nghĩ nên đến xin ngài lời khuyên vì chưa đủ sức tin mình.
|
|