-
Bài viết này sẽ phân tích, trích dịch và đối chiếu kinh Thiền tập tuấn mã trong kinh Tăng chi bộ, cũng như sẽ nói sơ lược về yếu chỉ truyền pháp của Thiền tông. Tất cả những dòng chữ được viết nơi đây hoàn toàn không có tính thẩm quyền, chỉ là thêm một nỗ lực khiêm tốn từ một người hậu học kém cỏi muốn làm sáng tỏ lời Đức Phật dạy.
-
Ngài Long Thọ đưa ra tiêu chí quan trọng cho một thiết chế giáo dục: không được thiết lập trong sự phụ thuộc, để phục vụ riêng cho giới thượng lưu của xã hội đương thời, hay chỉ chuyên cung cấp sự rèn luyện kỹ năng chuyên nghiệp và truyền bá tư tưởng. Người thầy và học trò phải sống một đời sống trong sạch, coi trọng chân lý hơn tất cả các lợi ích cá nhân.
-
Sự kiện thành đạo của Đức Phật là kết quả của một chuỗi dài nhân duyên thánh thiện. Theo mô tả trong kinh điển, chuỗi nhân duyên thánh thiện ấy bao gồm những tiềm năng tâm linh mà Ngài đã tích lũy từ nhiều kiếp trước và nỗ lực tu luyện với một ý chí phi thường ngay trong kiếp sống hiện tại này...
-
Những nẽo đường gió bụi cứ mãi dài ra, những thế kỷ xa mờ cứ hiện dần trên các lối vắng mà đức Phật để lại bao dấu tích phong trần trên nẽo đường đi tìm sự giải thoát cho nhân loại, một trong số đó là thành Ca Tỳ La Vệ thiêng liêng, nơi quê hương của bậc giác ngộ, vị cha lành của muôn loại…
-
Điều quan trọng không phải là sống ở thị thành hay núi rừng. Vấn đề là làm sao giác ngộ được sự thật. Đấy mấu chốt của vấn đề. Ta đã thấy sự giác ngộ có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là chính giữa cuộc đời trần tục đầy những hệ lụy thế sự. Chính trong cuộc sống trần tục ấy mà giác ngộ được thì giá trị còn nâng lên gấp bội.
-
Bằng sự tỉ mẩn, cẩn trọng, chuẩn xác, Thiền sư Thích Tâm Nhãn, Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam (hiện đang nghiên cứu ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) lật giở cho chúng tôi xem từng trang tư liệu quý hiếm do chính các nhà xuất bản lớn của Trung Quốc phát hành đều khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa hoàn toàn không dính dáng gì đến Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
-
Cây bồ-đề bị chặt đầu tiên sau khi đức Phật nhập diệt là do vua A-dục. Vua A-dục trong những ngày đầu trị vì là một vị ngoại đạo và muốn tiêu diệt những dấu vết của đức Phật, nên đã triệu tập một quân đội, ông đã thân hành dẫn đoàn quân đến đây để tiêu diệt cây bồ-đề. Ông đã đốn cây tận rễ, chẻ thân, cành và nhánh cây thành những miếng gỗ nhỏ vụn và đổ về phía tây. Sau đó ông đã ra lệnh cho một người Bà-la-môn làm lễ thiêu đống gỗ để cúng dường Phạm thiên. Không lâu sau khi những đợt khói tan ...
-
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này. Phật giáo hiện nay tại Sri Lanka là Phật giáo thuộc truyền thống Theravāda. Nhưng trong quá khứ, Phật giáo Đại thừa cũng đã tồn tại và ít nhiều ảnh hưởng trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người dân Sri Lanka gần 1.000 năm.
-
Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang Tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước Tây lịch (TTL) Phật giáo đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và Tây Bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc Tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung Quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và Phật giáo khởi đầu rất sớm ở vùng đất này.
-
Tiếp nối dự kiến đã được định sẵn vào năm 2006, khi diễn ra Hội thảo khoa học về Sa môn Trí Hải, bậc đại trưởng thụ về công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc. Năm nay, chúng ta lại làm tiếp công việc với một cuộc hội thảo về Hòa thượng Tố Liên, một nhà sư ở miền Bắc, nhưng đồng thời cũng là nhà hoạt động và kiến tạo của Phật giáo Việt Nam hiện đại và quốc tế nhân dịp 30 năm ngày giỗ của Ngài.
-
Sengai thuộc trường phái Lâm Tế của Phật giáo Nhật Bản và đúng với bản chất cá nhân rất đáng chú ý này, ông chú tâm vào nghệ thuật ở những giai đoạn sau của cuộc đời mình. Tất nhiên, nghệ thuật luôn hiện hữu bên trong tâm hồn ông nhưng ở những giai đoạn đầu của đời mình, Sengai dành nhiều sự quan tâm hơn đến những vấn đề tâm linh liên quan đến Phật giáo.
-
Tập thơ “Light of Asia” (Ánh sáng Á châu) xuất bản năm 1879 tại Boston, Massachusetts, nói về cuộc đời đức Phật của thi hào người Anh Edwin Arnold bằng những lời thơ trang trọng như một đánh dấu về công cuộc hoằng truyền của đạo Phật vào Tây phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Tác phẩm ảnh hưởng mạnh tại Hoa Kỳ và Âu châu, gây nên một phong trào học Phật. Từ đó đến nay tác phẩm đã được tái bản trên 80 lần và tổng cộng trên một triệu cuốn; và cũng đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ Âu châu.
-
Trung Hoa là một nước lớn, với rất nhiều công trình vĩ đại, như Vạn Lý Trường Thành, dài 5.000 cây số, như Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, nên người Hoa thấy nước Việt ta chỉ là một nước nhỏ và không có cái gì vĩ đại để ca ngợi. Thế nhưng từ ngàn năm trước Trung Hoa đã nói đến An Nam Tứ Đại Khí, đó là bốn công trình Phật giáo tại Việt Nam, mà công trình lớn nhất, vĩ đại nhất là tháp Báo Thiên, được xây năm 1057 dưới đời Lý Thánh Tông, trên bờ hồ Lục Thủy ở phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà ...
-
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
-
Ngày xưa lúc Phật còn tại thế, vua Lưu Ly mang đại binh đi đánh nước Ca-tỳ-la-vệ (vua cha của Đức Phật trị vì). Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu-ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng cuộc “đàm phán” không thành.
-
Cuối thế kỷ XVI, Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng (1525-1613) được vua Lê Trang Tông cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, mở ra khúc quanh lịch sử mới của nước Đại Việt.
|
|