-
Sư Vạn Hạnh bèn dùng lối chiết tự phân tích và giảng nghĩa bài sấm ký cho dân làng nghe, đại ý vua yếu, tôi mạnh, nhà Lê đổ, họ Lý thành, phương đông vua xuất hiện, phương tây dân chúng mất, qua sáu bảy năm thì thiên hạ được thái bình.
-
Những ngày tháng Tư này, TP.HCM rộn ràng không khí đón mừng 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phật giáo TP.HCM đã đồng hành, phát triển 40 năm qua với nhiều dấu ấn trong thời kỳ đất nước hòa bình, độc lập.
-
Suốt gần 5 thế kỷ, Phật viện Đồng Dương trở thành một tu viện đào tạo tu sĩ duy nhất trong khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Trong đó có nhiều tu sĩ là những nhà tu hành nổi danh của Trung Quốc và các nước lân cận đến nơi đây tu học, chiêm bái Phật pháp.
-
Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc chiến đẫm máu mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự thương tổn và hủy nhục tự ngã tha nhân. Vương tử Tỳ Lưu Ly (Sanskrit ghi là Virūḍhaka: विरूढक. Pāli: Viḍūḍabha) là một trường hợp điển hình như vậy2. Bị sỉ nhục về nguồn gốc xuất thân, ôm ấp vết thương đó bằng lòng hận thù cao độ, được tưới tẩm bởi sự xúc siểm ngoa mị của bề tôi bất chánh, Tỳ Lưu Ly đã thảm sát gần như hoàn toàn vương tộc Thích Ca3. Với mức độ tàn khốc từ cuộc thảm sát này, ngôn ngữ tư pháp ...
-
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng,“Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
-
Trong Phật giáo ngày nay có 11 tông phái chính thức đang hoằng pháp.
-
Ngày xuân, đọc lại một phiên bản của Di chúc vua Trần Nhân Tông, vẫn thường thấy ở các di tích đền chùa, càng thấm thía lời dạy của bậc thánh nhân, hết lòng vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
-
Hãy cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh quý giá về Phật viện Đồng Dương được Viện Viễn Đông Bác Cổ Đông Dương phát hiện đầu TK XX.
-
Theo Phật giáo Bắc tông thì đức Phật Thích Ca đã tìm ra được Chân Lý, chứng ngộ đạo quả dưới cội Bồ Đề, sáng sớm ngày mùng tám tháng chạp âm lịch. Cứ theo truyền thống, mỗi năm chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày trọng đại đó gọi là Lễ Thành Đạo, đánh dấu bước đường mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã đi qua, bước đường mà tất cả chúng sinh cũng sẽ đi qua, mau chậm tùy trường hợp.
-
Vai trò của trung tâm Luy Lâu và tín ngưỡng Tứ pháp được coi là quan trọng trong đời sống của người Việt đầu thế kỷ 3 sau Công nguyên (CN). Sau khi Luy Lâu hết địa vị là thủ phủ của Giao Châu, và chuyển về Tống Bình (Hà Nội), thì tín ngưỡng Tứ pháp vẫn tiếp tục tồn tại ít nhất đến thế kỷ 19, và vẫn là di tích Phật giáo mang tính bản địa cho đến ngày nay.
-
Khởi đi từ đại lễ Phật Đản, 1963 tại Huế, Thượng tọa Thích Trí Quang, ngay trong buổi lễ Phật Đản, đã đọc bài chỉ trích chính quyền Ngô Đình Diệm không cho phép Phật Giáo treo cờ Phật giáo và khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao. Bài nói chuyện này được thu âm, và Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu nhóm Phật tử đến đài phát thanh Huế yêu cầu truyền thanh cho tất cả mọi người cùng nghe. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã cho binh sĩ đến bao vây đoàn biểu tình tại Đài Phát thanh Huế. Trong lúc ...
-
Những sử liệu đã dẫn đủ để cho chúng ta kết luận được rằng các nhà sư Ấn Ðộ đã trực tiếp đến nước Việt Nam để truyền bá Phật Giáo và do đó trung tâm Phật Giáo tại Luy Lâu đã được thành lập, hiện nay còn nhiều di tích trong đó có chùa Dâu là một trong những trung tâm Phật Giáo rất quan trọng trong những thế kỷ đầu công.
-
Sách Cổ học tinh hoa do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1890 – 1942) và Tử An Trần Lê Nhân biên soạn, được xuất bản lần đầu vào năm 1926 (in làm 2 tập). Sau 1954 ở miền Nam, rồi sau ngày đất nước thống nhất, sách được tái bản nhiều lần. Bản chúng tôi hiện có là bản do NXB.Tổng Hợp Đồng Tháp tái bản năm 1997, gồm 1 tập, hơn 306 trang với 247 truyện kể.
-
Một số học giả cho rằng, hình ảnh Tôn Ngộ Không thực chất được phỏng theo “thần khỉ” trong Ấn Độ giáo, có tên là Hanuman.
-
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý Châu và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo.
-
Đức Phật đã đi đến Kushinara nơi ngài nhập Niết-bàn sau đó và chiếc bát này đã được tặng cho người dân Vaishali, người đã từ lâu đồng hành cùng Đức Phật ở khắp mọi nơi....
|
|