-
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu, do hệ thống triết lý nhà Phật khá nhiều, đặc biệt trải qua thời kỳ Phật giáo bộ phái “trăm hoa đua nở”. Trong lịch sử nghiên cứu Phật học, có rất nhiều hoài nghi xoay quanh về nguồn gốc cũng như quá trình hình thành một vài bộ kinh Đại thừa. Thậm chí kinh điển Đại thừa được cho không phải Phật thuyết mà chỉ có kinh điển Nikāya. Đây là một cách suy luận chưa hoàn toàn chính ...
-
Sự đa dạng về pháp môn tu tập cho thấy được tính khế cơ, khế lý của đạo Phật. Nhằm thích ứng với từng quốc độ và căn tính của mỗi chúng sanh, giúp cho mọi người đều có thể tu tập để tiến dần đến giác ngộ, giải thoát. Trải qua hơn nghìn năm định hình và phát triển, Tịnh độ tông đã trở thành một trong mười Tông phái lớn của Phật giáo Trung Quốc và là một trong các Tông phái nổi bật của Phật giáo Việt Nam.
-
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh thuộc văn hệ Pāli của kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy, tập hợp những bài kinh ngắn theo hệ thống pháp số. Trong đó, không những đức Phật và các vị Thánh đại đệ tử khuyến tấn giới xuất gia mà còn giảng dạy nhiều pháp môn cho hàng cư sĩ (tại gia) tu học hoàn thiện đạo đức tự thân, xây dựng một gia đình hạnh phúc và lợi lạc cho xã hội.
-
Qua các đời tổ truyền pháp, chính vì Ngũ tổ Hoằng Nhẫn là người Trung Hoa truyền pháp cho Lục tổ Huệ Năng nên theo lịch sử Trung Quốc hầu hết ai cũng nghĩ Lục tổ Huệ Năng là người Trung Quốc. Song thực tế, theo tài liệu gần đây được khai quật ở Đôn Hoàng thì Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam.
-
Tạo hóa đã ban tặng cho loài người nhiều đức tính tốt đẹp, trong đó có tình yêu thương và sự bao dung. Hơn nữa, bài học đầu đời mà con người nhận được đó là tình yêu thương và sự từ bi của ông bà, cha mẹ và người thân.
-
Hầu hết các tượng Phật ở chùa Bửu Hưng có màu sắc nhẹ nhàng, không lòe loẹt, y phục không hoa văn tiểu tiết rườm rà; những tượng Phật này toát lên được sự trang nghiêm và đã tạo nên không gian trầm ấm cho một ngôi cổ tự.
-
Phật giáo giai đoạn đầu truyền vào Trung Quốc chủ yếu phiên dịch kinh điển, trước tác vô số tác phẩm. Nhờ sự khéo léo tài tình của các nhà truyền giáo, học giả Phật giáo đã hòa nhập vào hệ tư tưởng tôn giáo của đất nước này để tồn tại và phát triển. Phật giáo Trung Hoa tạo ra bản sắc riêng biệt, khác với Phật giáo Ấn Độ. Trong số các học giả đương thời, sư Đạo An đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử phiên dịch kinh điển, giảng kinh thuyết pháp, chỉnh lí kinh điển, biên soạn mục lục, chế ...
-
Phật giáo thời Trần được xem là đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo trung đại Việt Nam, được đóng góp bởi nhiều tên tuổi xuất thân từ hoàng gia. Một trong những tên tuổi ấy chính là vua Trần Nhân Tông. Ngài có thể được xem là một anh hùng dân tộc, một nhà tư tưởng lớn, một nhà ngoại giao, một nhà chính trị, hoặc một nhà văn hóa. Nhưng vượt lên trên tất cả, Ngài là một người tu Phật chân chính. Bài viết này khắc họa lại một vài nét nổi bật ở Ngài, một người tu Phật, để từ đó làm toát lên ...
-
Đức Tổ sư họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh năm Đinh Mùi (1667) tại làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
-
Vào những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, trong làn gió mới chấn hưng Phật giáo ở các nước Tích Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa… PGVN cũng bị tác động và có những bước chuyển biến tích cực, nhằm cải cách tình trạng suy yếu trong nước.
-
Phật giáo Việt Nam không có xu hướng theo tông phái riêng như Trung Quốc hay Nhật Bản mà là theo xu hướng tổng hợp Thiền, Tịnh, Mật.
-
Mục đích cuối cùng của nền giáo dục Phật giáo là giác ngộ và giải thoát. Nói cách khác, sự ra đời của nền minh triết Phật giáo chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giúp chúng sanh giảm đi những bất hạnh, đau khổ trong kiếp người. Giác ngộ chính là sự hiểu biết của bản thân phù hợp với những quy luật tự nhiên.
-
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và chiếm vị thế nổi bật so với các hệ tư tưởng khác. Chính vì điều này, triều đại nhà Lý luôn là đề tài được nhiều học giả quan tâm và người viết cũng không ngoại lệ, đặc biệt việc các vị vua đã vận dụng giáo lý Phật giáo như thế nào trong quá trình cai trị đất nước. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên.
-
Ngày nay, Phật giáo Việt Nam tùy duyên ứng dụng làm lợi đạo, ích đời trên nhiều phương diện: Giáo dục, văn hóa, chính trị, y tế, kinh tế, xã hội… Qua đó thể hiện tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.
-
Trong nghi thức Phật giáo, đặc biệt là Mật tông thường sử dụng chày kim cương. Chày thể hiện tính dương, tượng trưng cho sự viên mãn của phương pháp hoặc phương tiện và tính Phật.
-
Thiền thường chuyển tải bằng hình ảnh thi ca diễm lệ, sinh động, mà chúng ta hay bắt gặp trong kinh văn nhà Phật, trong các thi - kệ, công án, ngữ lục của văn học Phật giáo Việt Nam, văn học Phật giáo Trung Quốc.
|
|