Danh sách tin tức
  • Khi nói đến lịch sử thời Lý - Trần, là người ta nghĩ ngay đến một quốc gia Phật giáo, bởi Phật giáo đã thể nhập toàn diện vào đời sống con người, xã hội và dân tộc ta thời ấy. Nhờ tín ngưỡng Phật giáo mà dân tộc ta có được sự cấu kết lòng dân trong việc dựng nước và giữ nước để đánh bại giặc ngoại xâm. Đó là ba cuộc kháng chiến đại thắng Nguyên - Mông vĩ đại. Nhìn lại lịch sử thời Trần, chúng ta càng thấy vị trí và vai trò không nhỏ của đạo Phật trong việc giữ nước an dân. Về điều này, ...
  • Cuộc gặp tình cờ
    15:58:00 - 08/12/2017
    Khi Ngài Thích Minh Châu bước ra từ phòng khách, tôi lại được diện kiến một người đàn ông trung niên cuộn trong bộ y màu vàng cam, dáng vẻ thanh thản, tự tại toát ra một phong vị thanh lành và sáng suốt trông hoàn toàn giống như vị tu sĩ Phật giáo mà tôi đã gặp 2 năm trước.
  • Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
  • Dọc theo con đường tơ lụa, mạng lưới các tuyến đường thương mại cổ đại đã từng liên kết với Trung Hoa và phương Tây, là một hệ thống phức hợp của khoảng 500 hang đá được tạc vào vách núi phía trên sông Đại Toàn.
  • Ngôi già lam cổ tự Banteay Chhmar, một tổ hợp lớn ở Tây Bắc Campuchia, tỉnh Banteay Meanchey, 63 km về phía Bắc của Sisophon và khá gần biên giới Thái Lan, cách Siem Reap hơn 150 km từ Siem Reap theo quốc lộ 6 lên đến Sisophon thuộc tỉnh Banteay Meanchay. Ngôi già lam cổ tự Banteay Chhmar là một trong những nơi ít được tham quan, nghiên cứu và bảo vệ nhất trong các ngôi danh lam cổ tự thuộc thời Angkor.
  •  Cư sĩ Henry Steel Olcott (1832-1907), cựu đại tá của quân đội Hoa Kỳ, một sĩ quan truyền tin, nhà báo, luật sư, đồng sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Thông Thiên học. Người phác họa ra lá cờ Phật giáo thế giới.
  • Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về sư bà Thích Nữ Diệu Không - một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20.
  • Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
  • Phật giáo đã được thông qua là một Đạo giáo chính thức của nhà nước vào thời kỳ Tam quốc. Năm 372, ánh đạo vàng từ bi trí tuệ lan tỏa đến vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); lần lượt đến vương triều Baekje (18 TCN - 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến vương triều Silla (57 TCN - 935 CN) năm 527. Tuần tự theo lịch trình tự nhiên, vị trí địa lý của các vương quốc.
  • Đại Tạng Kinh chữ Hán là một bộ tổng vựng các kinh sách Phật giáo, bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: triết học, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, lịch toán, y dược, thiên văn... Đây là một sự kết tinh của văn hóa Trung Quốc và văn hóa nước ngoài có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của văn hóa thế giới. Đại Tạng Kinh là một tư liệu không thể thiếu nếu ngày nay chúng ta muốn nghiên cứu về văn hóa thế giới.
  • Chùa Phả Lại (tên chữ là Chúc Thánh tự) thuộc xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ khi khởi dựng cho đến gần đây, có nhiều chục vị thiền sư trụ trì, nhưng nổi tiếng hơn cả, theo chúng tôi, có ba vị cao tăng thời Lý. Đó là thiền sư Dương Không Lộ, thiền sư Chân Không và thiền sư Nguyễn Minh Không. Dựa vào những ghi chép của các thư tịch cổ (Đại Việt sử ký toàn thư, ThiềnUyển tập anh, Đại Nam nhất thống chí...), trong bài này, chúng tôi giới thiệu chút ít tư liệu về ba vị cao tăng đó.
  • Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản thân từ ngữ, một chuyện tưởng tượng, hoang đường. Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi ...
  • Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi. Tuổi cao cùng với cá tính vốn thích sống trong cô độc của ông, nên ta có thể chắc rằng, Huyền Quang đã phải miễn cưỡng nhận lấy trách nhiệm nặng nề này.
  • Cứ đến dịp tháng Bảy Âm lịch hằng năm, dịp lễ Vu Lan báo hiếu, con cái tỏ lòng hiếu thuận đến cha mẹ. Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của đức Phật, có mẹ là bà Thanh Đề.
  • Thông tin điện tử và báo chí loan báo rộng rãi là một bức thư của khoa học gia Albert Einstein viết từ năm 1954, được mang ra bán đấu giá trên eBay với giá đầu tiên là 3 triệu đô-la, và hy vọng giá mua chính thức có thể lên gấp đôi.
  •  Hơn hai ngàn năm kể từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã luôn thể hiện được sức sống mãnh liệt, thể hiện sự hòa nhập vào lòng quốc gia mà đạo Phật đã đến. Có được điều đó chính là từ tính tùy thuận của Phật giáo và đặc biệt là từ những cốt lõi trong giáo lý, kinh sách: “Phật pháp bất ly thế gian giác” (giáo pháp Phật không thể xa rời cuộc sống của thế gian mà phát triển được).